Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Có bữa ăn nào miễn phí?

Dư luận đang um xùm vị kênh truyền hình K+ đang trên con đường giành được độc quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh. Dư luận trong nước nói chung có vẻ không có thiện cảm với việc này.

Ở đây, có 2 vân đề có lẽ cần làm rõ: Việc đàm phán để giành được độc quyền, và cái giá phải trả cho việc đó.

Chúng ta vừa mới thoát được cái bóng bao cấp. Xem ra, dân ta một mặt sợ và muốn thoát khỏi nó. Nhưng ẩn chứa sau tất cả, có vẻ như chúng ta lại luôn muốn có những "bữa ăn miễn phí" trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường.

Có ai nghĩ, trước đây, làm sao chúng ta được xem giải Ngoại hạng Anh miễn phí như thế hay không, bản quyền ở đâu mà ra. Nếu không phải là "ăn trộm", thì cũng là các đài trong nước sử dụng nguồn tiền nhà nước mua. Nguồn kinh phí đó thực ra là bổ đầu cho tất cả 80 triệu người. Như thế, có một bất công là những người không muốn xem bóng đá cũng phải trả tiền. 

Theo quan điểm này, chính việc người nào có nhu cầu phải trả tiền. Theo đó, việc giá và dịch vụ của sản phẩm sẽ khiến cho người dùng có quyết định trả tiền hay không? Đơn vị cung cấp đưa ra sản phẩm với chi phí quá cao và chất lượng không tốt, thì hẳn sẽ chẳng có ai mua.

Vấn đề thứ hai, khi các nhà đài không ngồi chung bàn với nhau được, khiến bị ép giá thì đó là cái giá phải trả cho chính sự mất đoàn kết bên trong. Điều đó cho thấy, tính hợp tác của chúng ta quá yếu kém, dẫn tới thất thoát nguồn lực xã hội.

Còn trong hoàn cảnh hiện nay, VTV cũng như một số đài "quốc doanh" làm ầm ĩ lên, có vẻ như họ đang muốn sử dụng cái lợi thế "chống lưng" để phá hoại đi sự cạnh tranh vốn có của nền kinh tế thị trường.

Đã chấp nhận tham gia cuộc chơi, cần tôn trọng những nguyên tắc vốn có của nó. Chúng ta luôn dựa dẫm vào những cảm xúc khi phán xét. Đó là điều hoàn toàn không tốt.


Cuộc đối thoại giữa Xiển Giáo và Triệt Giáo

Hồi 77, Phong Thần Diễn Nghĩa, có cuộc đối thoại giữa Thông Thiên Giáo chủ và Nguyên Thỉ (giáo chủ của Xiển Giáo), đặt ra vấn đề của Đạo:
 
Thông Thiên giáo chủ thấy Nguyên Thỉ liền bái và nói:
- Tôi chào đạo huynh.
 
Nguyên Thỉ nói:
- Sư đệ lập làm chi trận dữ như vậy? Khi trước chúng ta đồng họp mặt trên Bích Du cung, nghị lập bảng Phong thần, chia ra ba bậc, ai có đức thì làm tiên, ai ít đức công quả thì làm thần, nếu ai quá nữa thì làm quỷ. Nay Trụ Vương vô đạo, khí số hết rồi, Châu Võ hành nhơn, số trời đã định, lẽ nào sư đệ không biết hay sao mà lập trận lớn đón đường Tử Nha? Trước khi luận bảng Phong thần, sư đệ đã thỏa thuận với số 365 người lên đài Phong thần trong đó Triệt giáo có tên những người không được thành chánh quả cũng nhiều sao nay sư đệ lại quên lời, thất tín? 
.......

Thông Thiên giáo chủ nói:
- Quảng Thành Tử đã mắng ta không biết phải quấy, chẳng luận hiền ngu, dạy học trò có lông, có sừng ở chung với cầm thú. Ta nghĩ lại, thầy ta truyền đạo cho ba anh em ta, sau chia làm hai, kẻ dạy Xiển giáo tu hành, người dạy Triệt giáo an bang tế thế. Tuy chia làm hai cách dạy, cũng một gốc mà ra. Nếu nó nói ta ăn chung ở lộn với cầm thú thì sư huynh lại khác hơn sao? 
 
Nguyên Thỉ nói:
- Sư đệ đừng trách Quảng Thành Tử, chính tại học trò sư đệ ngang dọc, ỷ mạnh hiếp người, thiệt là lòng cầm thú, sư đệ đụng đâu dạy đó, chọn kẻ không biết điều, nên kiếm chuyện thị phi thêu dệt hại muôn dân đồ thán.
 
Thông Thiên giáo chủ vừa cười vừa đáp:
- Sư huynh nói sai rồi. Ðạo là một đường sáng cần phải mở rộng cho chúng sanh vào khoảng ánh sáng ấy. Ðạo dạy người, sửa đời, thì bất kỳ những ai muốn đắc đạo đều có quyền hành đạo, tại sao lại hạn chế, chỉ lựa những người có đức hạnh? Ðạo giúp người hay người giúp đạo? Nếu chỉ lựa những người đạo đức mới cho hành đạo thì té ra sai lạc ý nghĩa của đạo rồi. Ðạo đâu phải là một triều đình mà bảo phải lựa người tài đức để cai trị, mà đạo chính là chỗ đào tạo người bất tài, thiếu đức trở thành người tài đức kia mà. Ðạo huynh nên xét lại điểm ấy. Còn học trò đạo huynh khinh học trò tôi là loài có lông, có sừng, tôi thiết tưởng mọi sinh vật trong vũ trụ đều bình đẳng trước đạo đức, trong lãnh vực đạo đức không thể phân chia trên dưới, dầu là loài có lông, có sừng cũng được quyền làm việc đạo, thì lời khinh miệt ấy rất trái lẽ. Ðến như đạo huynh, trước mặt tôi mà đạo huynh còn mắng học trò tôi là cầm thú thì bảo sao ý thức ấy không ăn sâu vào tư tưởng của môn đồ Xiển giáo? 
 
Nguyên Thỉ nói:
- Sư đệ quá nghe lời học trò mình mà nóng nảy tai hại đến công việc tu hành. Tôi thiết tưởng một kẻ chân tu không bao giờ thiên lệch, đã thiên lệch tất nhiên trái với con đường hành đạo. Lẽ học trò mình chưa thuần thục về đạo đức, sư đệ phải đem luật lệ ra dạy dỗ, làm cho chúng nó đi trên con đường ngay, sao lại vì lời thêu dệt của chúng mà lập trận dữ, trái mệnh trời? 
 
Thông Thiên giáo chủ nói:
- Hành đạo là nhiệm vụ thiêng liêng và trường cửu của người dẫn đạo, không phải một thời gian mà hoàn tất. Nó như một con đò đưa khách sang sông, thì biết bao giờ dứt được. Lúc bắt đầu tức là lúc đã đến, mà lúc đã đến là bắt đầu. Ðạo huynh bắt đầu trách tôi thiên lệch, nhưng nếu tôi cứ nhắm mắt làm ngơ, để cho môn đồ tôi bị áp chế mãi mãi, môn đồ tôi sẽ có quan niệm rằng tu hành là ép mình vào một khuôn khổ để cho mọi
 người hà hiếp, như vậy có bảo tồn được đạo giáo không? 
 
 Ai đúng, ai sai?


Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Truyện kể về Tây Bá Hầu Cơ Xương

1. Phong Thần Diễn Nghĩa kể rằng, 4 chấn chư hầu dâng sớ can ngăn vua Trụ, chỉ còn có Tây Bá Hầu Cơ Xương và Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ là còn sống.

Trước khi đến Triều Ca yết kiến vua Trụ, Cơ Xương đã xem quẻ và biết mình bị hạn 7 năm, sau đó mới được trở về Tây Kỳ. Bí Trọng và Vưu Hồn là 2 tên nịnh thần đã bày mưu giam Cơ Xương ở thành Dũ Lý, tránh chuyện thả hổ về rừng.

Trước khi đi, có dặn dò con là Bá Ấp Khảo ở nhà trông nom việc triều chính. Thế nhưng, sau 7 năm, Bá Ấp Khảo vì quá nhớ thương cha đã đến Triều Ca. Và vì không chấp nhận chuyện trai gái với Đắc Kỷ nên đã bị giết chết.

Bí Trong và Vưu Hồn bày mưu đem thịt Bá Ấp Khảo làm bánh, đưa cho Cơ Xương. Nếu Cơ Xương ăn chứng tỏ ông không có khả năng đoán liệu thiên cơ. Còn nếu không ăn, thì vua Trụ sẽ giết trừ bỏ đi mối hậu họa.

Cơ Xương biết vậy nên đã ăn bánh có làm từ thịt con mình, và trong lòng vô cùng tiếc nhớ.

Sau này, khi về đến Tây Kỳ, ông đã nôn 2 lần, và miếng bánh đều biến thành con thỏ chạy đi. Cơ Xương trong bụng có ý tiếc cho con tại sao không nghe lời mình, mà lại đến Triều Ca để rồi mất mạng.

2. Như trong Phong Thần, Cơ Xương đã biết mình mắc cái nạn 7 năm bị giam cầm ấy. Nhưng ông không nguôi ngoai nỗi tiếc nhớ con.

Nhưng trong tình huống, nếu không có chuyện Bá Ấp Khảo bị giết, và vua Trụ cho người làm bánh thử Cơ Xương, thì liệu cái quẻ của Cơ Xương có ứng nghiệm không?

Lý ra, ông cần phải thấy trong cái sự thành bại ấy, mất con là một trong những yếu tố cần phải có.

3. Bốn mươi năm trước nhà thơ Nguyễn Đình Toàn đã viết: "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai. Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài. Lời nào em không nói em ơi tình nào không gian dối …Lúc tóc chưa đổi thay. Lúc môi chưa biết dối theo lời." Mà về sau này, Từ Công Phụng đã phổ nhạc cho bài Tình Khúc Thứ Nhất.

Cuộc đời vốn trắc trở, luôn thử thách mỗi mức giới hạn của con người. Và sau bao nhiêu trải nghiệm, con người ta có thể tìm thấy "niềm vui trong thiên tai". Nếu không có khổ đau, sao biết tới hạnh phúc.

Và thế giới đã sinh ra hẳn một cái gọi là "chủ nghĩa duy nghiệm", để luận về mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả đó sao?


Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Đái tao cắt dái

1. Đầu năm kể chuyện Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh nhiều lần thất lễ với chúa, nên trước Chúa quý trọng bao nhiêu thì sau lại ghét bấy nhiêu. Quỳnh thấy Chúa ghét, lại càng trêu tợn.

Một lần, Chúa sai lính đến ỉa giữa nhà Quỳnh. Quỳnh cầm dao ra bảo lính:

- Chúa sai các anh đến ỉa giữa nhà ta, thì cứ việc ỉa, nhưng cấm đái, anh nào mà đái ta cắt dái đi.

Ỉa ai mà nhịn đái được, bọn lính phải cắp đít về. Có một vài anh láo, nghe thấy thế, đái ở trước nhà, rồi mới đến ỉa, lại đem gáo dừa đề phòng. Quỳnh thấy nó lập mưu trước, đành chịu nhưng trong bụng căm lắm, bèn kiếm cách xược lại Chúa. ít lâu sau, Quỳnh đi mua một cây cải thật to sai người đem dâng, làm cơm chúa xơi. Khi Quỳnh vào hầu, Chúa hỏi cải đâu mà to lạ thế và khen ngon.

Quỳnh thưa:

- Cải nhà trồng, trước nó không to mấy, nhờ độ nọ Chúa sai lính đến ỉa nhà thần, thần đem phân ấy bón cho, nên lớn bổng lên thế. Cây nhà lá vườn đem dâng để chúa xơi.

Chúa Trịnh tái mặt lại.

2. Hôm nay, 17-2-1979, là ngày kỷ niệm 34 năm cuộc chiến tranh Trung Quốc chống xâm lược. Vậy mà chẳng thấy báo đài nào nhắc tới, ngoài báo Thanh Niên.

Phàm nhà báo là người cầm bút, sử gia nghiên cứu lịch sử, nhưng tất cả đều câm lặng. Đã có một thời cả nước sôi sục, chứ không đơn thuần chỉ là một sự kiện nhỏ ít người biết tới.

Thế nên, bải chuyện ỉa không được đái tưởng như phi lý, nhưng hóa ra lại là thật ở xứ mình. Đó là những người mang danh cầm bút, nghiên cứu lịch sử, lại không thể thực hiện cái trách nhiệm chính danh.

Xem ra, chỉ có mỗi tờ Thanh Niên là có được tinh thần của Trạng Quỳnh, dám bỡn Chúa. Chẳng biết sau khi Chúa Trịnh tái mặt, sự thể sẽ ra sao với tờ báo xứng đáng với 2 chữ "Thanh Niên" này?!


Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Khi món khai vị bị thiu

Người Tây nghĩ ra món khai vị trước bữa chính, cốt để kích thích sự ngon miệng. Đó là Tây, còn Ta thì không.

Khi cầm một cuốn sách, phần Lời mở đầu, Lời Nhà Xuất Bản cũng giống như món khai vị, tăng sự kích thích, trí tò mò của độc giả để đưa dẫn họ đến với tác phẩm. Anh nào hay mua sách, thường dựa nhiều vào sự tham khảo thông qua đọc phần này để quyết định, có lựa chọn nội dung cuốn sách không.

Còn đa phần chúng ta, cũng giống việc trong bữa ăn hàng ngày không dùng món khai vị, chẳng mấy khi chú ý đến phần này. Nhưng thực, cái gì cũng có tính hai mặt. Vì bỏ qua, nên có thể ta sẽ tránh được món khai vị bị... thiu.

Một lần như thế, đó chính là nội dung phần Lời Nhà Xuất Bản trong cuốn "Bên kia Thiện Ác" của Nietzsche, được phát hành bởi NXB Văn hóa Thông tin. Trong đó có đoạn:

"F. Nietzsche tuyên bố "Thượng đế đã chết" để tôn xưng sức mạnh của con người. Con người sẽ thay thế thượng đế.... và "con người này" được quyền làm tất cả, chà đạp lên các giá trị đạo đức truyền thống, thống trị những người (yếu hơn) khác. "Kẻ mạnh là kẻ đúng, kẻ mạnh là đạo đức", đây gần như là tuyên ngôn toát ra từ các tác phẩm của F. Nietzschevà tư tưởng duy ý chí cực đoan này đã trở thành vết tỳ ố của nền văn minh nhân loại. Từ những tư tưởng loại này góp phần dẫn tới những vụ diệt chủng của Đức quốc xã trong thế chiến thứ II và vụ diệt chủng ở Campuchia trong nhãng năm gần cuối thế kỷ XX...."


Bàng hoàng!

Dù chưa được tiếp cận nhiều với Nietzsch, nhưng rõ ràng ông là một nhà triết học có đóng góp không nhỏ cho nền triết học thế giới. Nhưng rõ, với lời giới thiệu như trên, người ta đã đứng trên quan điểm triết học khác, quan điểm giai cấp để phỉ báng ông.

Hoặc ông viết lời tựa của NXB này chẳng có thời gian và bận tâm tới việc đọc tác phẩm và lấy bừa câu của bác nào đó mà phang vào. Mà ngay cả đến Hội đồng xét giải của Hội nhà văn không đọc tác phẩm, mà cũng bỏ phiếu chấm đấy thôi.

Tuy nhiên, có một người bạn trong giới làm sách, đã đưa ra một ý kiến cũng khá chuẩn. Đó là họ cố tình viết "bôi nhọ" như vậy, để thoát khỏi sự kiểm duyệt phát hành. Vì mấy anh làm kiểm duyệt cũng chỉ đọc lướt qua, thấy ổn là cấp phép. Nếu quả thật như thế, thì đáng thương cho nền học thuật và tri thức nước nhà. Bởi tất cả đều dối trá.

Và khi đó, người đọc không chỉ bị ăn phải món tráng miệng bị thiu, mà ngay cả món chính cũng chẳng ra gì!

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Có quỵt được không?

Nghe ông Hoàng Quốc Long, Phó vụ trưởng Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) nói: Chỉ vì thông tin "chạy công chức 100 triệu đồng" mà đội ngũ công chức nói chung mang tiếng xấu.

Thú thực, không thể kết luận rằng, toàn bộ đội ngũ công chức đều là người bất tài và chỉ có dùng tiền để chạy vào vị trí đó. Và khi người ta đề cập tới chuyện, 100 triệu chạy công chức, là đang nói tới một hiện tượng có tính phổ biến. Bởi chẳng có một định đề nào đúng cho tất cả mọi trường hợp.

Cái mà người ta muốn ám chỉ khi nêu ra vấn đề, đó là vấn đề tham ô, tham nhũng. Có thể anh không phải bỏ số vốn ban đầu để mua cái vị trí đó. Nhưng khi ngồi vào cái ghế đó rồi, nằm trong cơ chế đó, anh có thoát khỏi cái "lệ làng" mà chẳng vua nào định được ra "phép" để kiểm soát.

Minh chứng cho việc đó, chính là câu chuyện "Chi tiền tỉ mua quà biếu sếp" đăng trên Vietnamnet. Đó chính là những con đông trùng hạ thảo có giá 1,2-1,8 tỷ đồng/kg; hay những nhung hươu giá từ 90-170 triệu đồng/kg hay yến sào huyết giá 190 triệu đồng/cân/hộp.

Tất nhiên, không phải ai cũng có đủ tiền để mua những món hàng "khủng" đó, nhưng chắc chắn 100%, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, không ai dám vắng mặt ở nhà sếp trong những dịp cuối năm. Đó có thể là những chai rượu Tây giá vài trăm ngàn, hay cây quất giá hàng triệu, hoặc những cành đào vài ba triệu đồng.

Đó có thể là nhân viên trong công ty quà cáp sếp trên mình, hoặc những công ty muốn tìm sự ủng hộ trong đấu thầu mà tìm đến chủ đầu tư hay người có liên quan. Ai làm việc trong lĩnh vực thầu, có ai không biết tới việc tìm đến những người có thể "ra đầu bài" cho các gói thầu đó.

Những điều cấm như: cán bộ ngành GTVT không được chơi gôn, hay quan chức Hà Nội không được sử dụng động vật hoang dã chỉ là những mệnh lệnh hành chính, đôi khi chỉ là sự tô điểm cho một vở kịch tồi mà khán giả chỉ liếc qua tờ poster, chứ chẳng bao giờ mua vé đi xem.

Khi còn tồn tài một cơ chế không xóa bỏ được sự quan liêu, bao cấp, thì hiện tượng trên sẽ chẳng bao giờ giảm thiểu được. Còn nhớ, có những công ty dược của Mỹ đã bị chính phủ nước họ phạt, vì đã lobby chính quyền ở các thị trường nước ngoài, qua đó đã tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh.

Và những người công chức tham gia vào hệ thống, sớm hay muộn, họ vẫn phải chi tiền cho những việc mà bản thân họ không muốn-"Tiền đi liền khúc ruột". Chẳng bao giờ có thể quỵt được những vị sếp, mà chính họ cũng đã phải "đầu tư" cho cái ghế họ đang ngồi.

Tôi từng nghe chuyện, một cô hiệu phó chẳng buồn chạy để lên hiệu trưởng, vì số năm còn lại trên cương vị đó không thể thu hồi lại được số tiền phải bỏ ra để mua ghế.

Gần 2 tỷ đồng cho 1 cần đông trùng hạ thảo - Ảnh:vietnamnet

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Hiến pháp sao phải sửa?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
 
Hiến pháp không phải sản phẩm tự nhiên mà do con người tạo ra phục vụ lợi ích nó, tất phải thay hoặc sửa, một khi lợi ích đó đòi hỏi.

Gần đây nhất, như hầu hết mọi cuộc cách mạng xã hội, Ai Cập đã hủy bỏ Hiến pháp năm 1971 thay bằng Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 26.12.2012, sau khi lật đổ chế độ Mubarak. Hiến pháp là văn bản luật gốc làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, quy định bộ máy của nó, cùng các chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự nhà nước phải tuân thủ, nên một khi chế độ bị lật đổ buộc phải thay bằng hiến pháp mới, là tất yếu. Ở đây, Hiến pháp là hệ qủa của cách mạng xã hội.

Khác với lật đổ chế độ ở Ai Cập, cách thập niên trước, các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu đều thay hiến pháp, được cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cắt nghĩa “để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại (Tuần Việt Nam)“. Tương tự, năm 2008, Chính phủ Quân sự Miến Điện đã chủ động trưng cầu dân ý hiến pháp mới, có hiệu lực từ tháng 1.2011, khởi đầu cho quá trình chuyển đổi chế độ quân sự cầm quyền dai dẳng tới nửa đời người từ năm 1962 bị thế giới cô lập, sang dân sự, với cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ngày 1.4.2012, có 17 đảng phái tham gia, chiếm 45 ghế, trong đó có “cựu thù“ chống chế độ quân phiệt, người đoạt giải Nobel Hoà Bình, bà Aung San Suu. Ở các nước trên, hiến pháp đều đóng vai trò chủ động tạo ra một thể chế mới xuất phát từ ý chí nguyện vọng của đông đảo người dân mà lãnh đạo đất nước họ tự ý thức được, nếu không sẽ không tránh khỏi bị lật đổ.

Và hiến pháp mới ở hầu hết các nước đó, hiến pháp mới đều được phúc quyết, dấu hiệu không thể thiếu của một nhà nước dân chủ, bởi đó là quyền tự thân của người dân; nhà nước của họ, do họ sinh ra vì chính họ chứ không phải ngược lại; không lý gì là chủ nhân, họ vừa không phải tự chịu trách nhiệm vừa không có thực quyền quyết định cái của họ. Trong trường hợp này vai trò ý nghĩa của nó tương đương bầu tổng thống, quốc hội, khác bản chất với vua chúa lên ngôi chỉ cần tuyên cáo với bá tính là đủ, điều đó giải thích cho việc tại sao Hiến pháp Việt Nam năm 1946 có điều khoản phúc quyết, hay Hiến pháp Đức điều khoản 146 quy định hiến pháp họ không phải vĩnh viễn, mà chỉ: “có hiệu lực tới ngày có một hiến pháp mới được nhân dân Đức tự do quyết định“. Nghĩa là người dân chứ không phải nhà nước, có quyền quyết định tất cả - dấu hiệu phân biệt với mọi hiến pháp khác - hiến pháp dân chủ luôn thừa nhận người dân ở vai trò tối thượng có toàn quyền giữ hay hủy bỏ hiến pháp hiện hành bất cứ lúc nào.

Hiến pháp có thể là hệ quả, có thể là mở đầu hình thành nên một nhà nước mới, nhưng hoàn toàn không bất biến. Đến quốc gia có hiến pháp được coi bền vững bậc nhất thế giới là Hoa Kỳ, trong vòng 200 năm từ 1791 tới 1992, cũng sửa tổng cộng tới 27 lần, nghĩa là 7-8 năm sửa 1 lần. Đức được cho là quốc gia điển hình sửa Hiến pháp, trong vòng 40 năm, từ 1951 đến 1990 sửa tới 38 lần, bình quân mỗi năm gần 1 lần, có năm sửa tới 3 lần; tổng cộng 14 lần sửa 1 điều, 8 lần 1 điểm, 4 lần 1 câu, số lần còn lại sửa cả đoạn. Khác với trường hợp thay hiến pháp nhằm thiết lập nền tảng pháp lý cho một chính thể mới, sửa hiếp pháp nói trên nhằm thay đổi hoặc mở rộng giới hạn một hoặc một vài chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự “nhà nước được phép làm“. Lý do họ buộc phải sửa, xuất pháp từ nguyên lý: mọi điều khoản hiến pháp họ đều mang tính chế tài trực tiếp, không cần qua bất cứ văn bản luật nào dưới nó nếu không kèm phụ chú; buộc mọi cơ quan nhà nước kể cả tổng thống, quốc hội, chính phủ, viện kiểm sát, toà án phải tuân thủ, nếu không sẽ bị tài phán. Đến cựu Tổng thống Đức Köhler cũng buộc phải từ chức cách đây 2 năm  chỉ bởi phát biểu trước quân đội Đức đồn trú ở Afghanistan, sai hiến pháp đúng mỗi nửa câu, “… quân đội Đức có mặt ở nước ngoài để bảo vệ lợi ích kinh tế Đức“. Nói hiến pháp tối thượng, không hàm nghĩa thứ bậc, đạo luật gốc rễ nó vốn có, mà chính bởi sức mạnh thực tế vô biên của nó như vậy, nếu không thứ bậc cao siêu mấy cũng chỉ làm vì. Cách mấy năm trước, Bộ luật Xã hội Đức quy định không cấp tiền con cho người nước ngoài lưu trú có thời hạn; mãi không sao, tới khi có 2 gia đình người nước ngoài đâm đơn kiện, lập tức bị Toà án Hiến pháp buộc hủy bỏ. Tới năm ngoái, mức trợ cấp cho người nước ngoài chờ xét duyệt đơn xin tỵ nạn quy định trong Bộ Luật Xã hội thấp hơn tiêu chuẩn trợ cấp cho người Đức thất nghiệp lâu năm, cũng bị Toà án bác bỏ, với lập luận, hiến pháp quy định nhân phẩm con người không thể phân biệt; trợ cấp cho người thất nghiệp lâu năm là mức tối thiểu để bảo đảm nhân phẩm đó, vậy không có lý do gì cấp cho người chờ xét tỵ nạn thấp hơn. Mới đây nhất, ngày 29.12.2012, ở Pháp, Hội đồng Bảo Hiến đã ra phán quyết bác bỏ mức thuế 75% áp dụng cho nguời có thu nhập cao do Tổng thống François Hollande và Chính phủ cánh tả của ông chủ trương, với lý giải, không tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về đóng góp đã được hiến định.

Chính do hiến pháp có chức năng chế tài trực tiếp đối với nhà nước, nên để bảo vệ văn bản luật mình ban hành, Quốc hội không còn cách nào khác phải thay hoặc sửa điều khoản hiến pháp đã giới hạn nó. Tuy nhiên không phải nhà nước họ cứ muốn sửa là sửa, bởi hiến pháp của dân do dân phúc quyết chứ không phải của riêng nhà nước, nên dù sửa cũng không được phép vượt ra ngoài khuôn khổ chính bản thân hiến pháp cho phép, nếu không sẽ bị tuyên phán vô hiệu. Năm 1996, Bộ trưởng Nội vụ Đức đưa vào Luật An ninh hàng không điều khoản cho phép quân đội bắn hạ máy bay chở khách bị bọn khủng bố cướp, kết qủa bị Toà án Hiến pháp bác bỏ, do vi phạm hiến pháp về quyền được sống của con người, không thể lấy mạng sống người này cứu mạng sống người khác. Tiếp tục theo đuổi mục đích trên, năm 2007, Bộ trưởng Nội vụ xếp khủng bố cướp máy bay vào tình huống thảm hoạ quốc gia, xoay sang đòi sửa đổi điều 87a Hiến pháp vốn cấm sử dụng quân đội ngoại trừ bảo vệ tổ quốc, nay cho phép cả khi xảy ra thảm hoạ. Mãi tới tháng 8.2012, Toà Hiến pháp mới ta tuyên phán đồng ý sửa Hiến pháp cho phép sử dụng quân đội trong trường hợp thảm hoạ đe doạ quốc gia, nhưng vẫn cấm bắn máy bay chở khách, bởi quyền được sống thuộc điều khoản cấm sửa đổi, bất di bất dịch, ngoại trừ trên máy bay chỉ có mỗi khủng bố. Ở Mỹ, vụ cuồng sát gần đây nhất tại trường tiểu học Sandy Hook giết chết 27 nhân mạng làm chấn động không chỉ nước Mỹ, nhưng Chính phủ Mỹ vẫn không thể cấm sở hữu vũ khí, bởi tu chính Hiến pháp số II quy định: “người dân có quyền sở hữu và mang theo vũ khí“. Điều khoản này đã qua bao đời tổng thống vận động hủy bỏ đều bất thành, bởi quyền sở hữu được coi là quyền người dân, không được xâm phạm. Ở Miến Điện, để có thể bầu bà Aung San Suu Kyi có chồng và con là người Anh, làm tổng thống nhiệm kỳ tới, Tổng thống đương nhiệm Thein Sein đã tuyên bố cần phải sửa đổi điều khoản Hiến pháp cấm người có thân nhân nước ngoài giữ chức vụ cao. Thế giới đang phấp phỏng chờ đợi, bởi mức độ sửa đổi hiến pháp theo hướng dân chủ tùy thuộc mức độ dân chủ người dân giành được vốn quyết định số phận mỗi quốc gia.

Việc sửa hiến pháp gần đây nhất dẫn tới thay đổi bản chất nó được thế giới đặc biệt quan tâm diễn ra tại 2 nước Venezuela và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Venezuela, năm 2009, bản Hiến pháp năm 1999 được đưa ra trưng cầu dân ý sửa đổi điều 160, 162, 174, 192 và 230 nhằm bảo đảm cho đương kim Tổng thống Hugo Rafael Chávez Frías không bị giới hạn 2 nhiệm kỳ, có thể tại vị tới tận năm 2050 lúc 95 tuổi, và được phép nắm quân sự nhiều hơn, kiểm soát truyền thông trong các trường hợp khẩn cấp, xóa quy chế ngân hàng trung ương tự chủ, để đưa đất nước tiến vững vàng lên chủ nghĩa Xã hội như ông chính thức tuyên bố. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hiến pháp sửa đổi 26 điều khoản được đưa ra trưng cầu dân ý năm 2010, nhằm tước bỏ quyền lực của giới quân sự tưởng chừng như bất khả xâm phạm xưa nay.

Còn sửa hiến pháp toàn diện nhằm cải tổ, nhưng vẫn giữ nguyên bản chất, đã được Liên Xô thực hiện vào năm 1990, với 75 điều khoản được sửa đổi trên tổng số 174 điều, chiếm 43%, kết quả chỉ tồn tại được tới ngày 5.9.1991. Đa số học giả cho đó là quá trình cải cách, kiểu vượt qua một chiếc hố bằng 2 bước nhảy.

Hiện nay, Quốc hội nước ta đã ra nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với tổng số 124 điều được sửa hoặc thêm bớt lời văn, hoặc bổ sung hoàn toàn mới, hoặc thay đổi vị trí điều, mục, đoạn, câu; liệu việc sửa Hiến pháp như vậy có nằm trong trường hợp nào thế giới đã trải qua? Trong thời đại toàn cầu hoá, không thể không đặt ra câu hỏi trên, ít nhất có thể biết Việt Nam đứng đâu trên bản đồ hiến pháp thế giới, để có thể “sánh vai các quốc năm châu“.

Trong khi các nước thay, sửa hiến pháp được đặt ra bởi cách mạng xã hội, hoặc để tạo ra thể chế mới, hoặc nhằm cải cách, hoặc để ban hành luật vượt ra ngoài giới hạn điều khoản hiến pháp hiện hành, hoặc thay đổi bản chất hiến pháp cũ… mục đích sửa hiến pháp nước ta lần này viết ở Lời nói đầu khác họ ở điểm: “… ghi nhận những thành quả to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước“, và giống với họ ở điểm “Xây dựng và thi hành hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh“, vốn là mục đích tự thân sâu xa của bất kỳ bản hiến pháp nào, được thể hiện thành văn hoặc mặc định.

Với mục đích trên, điều 2 Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân quy định, để “Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992“. Tinh thần trên, có thể tìm thấy phần nào ở Hiến pháp Nam Phi trong công đoạn lấy ý kiến nhân dân. Hội đồng Lập hiến họ đã thực hiện được hơn 1.000 cuộc hội thảo với 95.000 người dân tham gia; nhận được khoảng 2 triệu thư kiến nghị / tổng dân số 46 triệu người. Sau khi sửa lần 2, nhận được tiếp 250.000 ý kiến đóng góp. Liệu nghị quyết của Quốc hội nước ta có thu được kết qủa như Nam Phi? Đó là điều không chỉ các cơ quan nhà nước liên quan mà bất cứ người dân nào tâm huyết cũng phải trăn trở, được Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An giải bày: “Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước“. Liệu tâm nguyện của một Cựu Chủ tịch Quốc hội có được chính Quốc hội lắng nghe? Khi điều 124, điểm 4, câu 2, bản Dự thảo hiến định “Việc trưng cầu ý dân về hiến pháp do Quốc hội quyết định“; vậy nếu Quốc hội từ chối thì sao đây? Ngày nay, phúc quyết là dấu hiệu không thể thiếu, tức điều kiện cần, của bất kỳ một bản hiến pháp dân chủ nào, được khoa học chuyên ngành luật pháp thừa nhận!

Nguồn: tiasang.com.vn

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Câu chuyện ý chí

Hoàng Hồng Minh

Câu chuyện nào thì cũng là vô tận. Nữa là câu chuyện về “ý chí”.

Về đại thể, có thể xem ý chí như một chủ ý dẫn dắt một quá trình hành động, bắt đầu từ quan niệm  về hành động (“hiểu biết”, có thể còn rất mơ hồ), đến hình dung trước về kết quả hành động (“chủ đích”, có thể rồi cũng hóa ra thật mơ hồ), rồi quyết định hành động (“quyết đoán”, về bản chất là “tự quyết”, liên quan đến “tự do”), và nhận lĩnh trách nhiệm về hành động (“đạo hạnh”).  Ý chí là kẻ chủ trì toàn bộ quá trình này.

Ý chí xúc cảm

Câu chuyện ngày xưa ông Ngu rời núi, thật là chuyện vĩ đại, ở cái thời chỉ có xẻng cùn, sọt nát, cùng người nhà thưa thớt của ông. Nhưng ông Ngu đã “thấy” cả một tương lai bất tận, nơi đó con mình, cháu mình, chắt mình, chút mình, chít mình... rồi sẽ nối việc… Và ông Ngu cứ việc hành chí rời núi.

Ý chí xúc cảm hoạt động “bằng mọi giá”, dựa trên tờ thanh toán đã được kí khống. Ý chí trí tuệ hoạt động bằng hiệu năng, với “cái giá thấp nhất có thể”, dựa trên sự kiểm tra, đo đạc, xét đoán về môi trường.
Ý chí này, ý chí xúc cảm. Một mục tiêu được đặt ra, mọi giá cả, mọi khó khăn, mọi ngặt nghèo về không gian, mọi rắc rối về thời gian, và cả việc làm sao để nghiệm thu, đều không thành vấn đề... Tinh thần của ý chí xúc cảm có thể chốt lại như thế này: “tất-cả-để”.
Trong đời sống, của mỗi cá nhân, hay của mỗi cộng đồng, ở những thời điểm thử thách sống còn, ý chí xúc cảm là điều vĩ đại. Nó giúp mỗi người hay mỗi cộng đồng đủ sức để có thể vượt lên được từ nghịch cảnh vô cùng khắc nghiệt: Một người tay không bị trôi lênh đênh nhiều ngày đêm giữa biển cả, một vùng quê nước lụt trắng tràn, một thành phố chợt hóa thành bãi rác-nghĩa địa khổng lồ sau một cơn địa chấn-sóng thần kinh hồn... Không có nó, người ta chỉ còn biết nhắm mắt xuôi tay.

Ý chí trí tuệ

May mắn thay, thế giới con người ngày càng văn minh hơn, xét về tổng thể cho đến nay. Những đại họa do chính con người gây hấn vẫn rập rình đó đây, nhưng không còn là những biểu đạt chính yếu nhất của đời sống hôm nay trên toàn cầu. Dòng chảy của kiến thiết nay đã thành ra trọng yếu hơn dòng chảy của bạo hoại. Và trên cái nền tảng của dòng chảy kiến thiết, con thuyền loài người ngày càng cần đến hơn một ý chí khác: “Ý chí trí tuệ”, cái ít được biểu đạt trong ý niệm truyền thống về ý chí, đặc biệt là ở phương Đông xưa kia.

Xúc cảm và lý trí là hai lĩnh vực luôn giằng xé nhau. Cuối cùng thì chúng ta sẽ có một thứ ý chí tổng thể, ý chí này phải tìm cách đứng chân như thế nào trên cùng cả hai miền đất đang luôn luôn trôi dịch này.
Khác với ý chí xúc cảm, thứ ý chí “tất-cả-để” dựa trên biển cảm xúc đầy bản năng, ý chí trí tuệ hoạt động trên vòng vận động của quan sát, học hỏi, phân tích, đánh giá, lựa chọn, quyết định, tổng hợp, thiết kế lộ trình, điều hành, kiểm tra, điều chỉnh, nghiệm kết… Ý chí này là của lý trí, là của tự do, là của lý trí của tự do, là của tự do của lý trí, là cái chỉ có thể có ở con người.

Ý chí xúc cảm hoạt động “bằng mọi giá”, dựa trên tờ thanh toán đã được kí khống. Ý chí trí tuệ hoạt động bằng hiệu năng, với “cái giá thấp nhất có thể”, dựa trên sự kiểm tra, đo đạc, xét đoán về môi trường.

Ý chí xúc cảm cố gắng tổng huy động các cơn bão xúc cảm. Ý chí trí tuệ nhắm lấy sự tỉnh táo làm cột buồm thống lĩnh.

Ý chí xúc cảm gắng chiếm mọi không gian hành động, vận dụng “chủ nghĩa đại trà”. Ý chí trí tuệ khoanh định không gian kiểm soát được của mỗi hoạt động.

Ý chí xúc cảm gắng chiếm mọi thời gian cho hành động, với tinh thần “một lần, và cho mãi mãi”. Ý chí trí tuệ là ý chí lộ trình, chia định thời gian hoạt động thành những thời hạn, để sau mỗi thời hạn đó có thể quyết định được là sẽ tiếp tục hoạt động này, hay cải cách hoạt động này, hoặc từ bỏ nó, hoặc chuyển đổi sang hoạt động khác; ý chí trí tuệ phải phối hợp được các hoạt động của hệ thống tổng thể đa tiết điệu trong thời gian.

Ý chí xúc cảm gắng nhắm tập trung hết vào “một”, một hoạt động tâm điểm, duy nhất. Ý chí trí tuệ nhắm đặt ưu tiên hệ thống tổng thể lên trên mỗi hoạt động riêng của nó, dẫu như có một hoạt động riêng nhất định nào đó được ưu tiên chính yếu trong một thời điểm.

Ý chí xúc cảm gắng chủ trương “cứ thế mà làm, “chống nghĩ lại”. Ý chí trí tuệ phân tách bản thân hoạt động “hiện thực” ra khỏi lãnh vực suy nghiệm, để hướng tới khả năng kiểm tra trở lại được, không chỉ hoạt động “hiện thực” ấy, mà cả chính chủ trương tinh thần đang dẫn dắt nó.

Ý chí xúc cảm đề cao tận dụng mọi tập tục để cuốn hút được mọi sức mạnh của xúc cảm. Ý chí trí tuệ khai phóng các phương thức mới, và lựa chọn lại, làm mới lại, thích ứng lại các yếu tố cổ truyền hữu dụng trước khi cho phép chúng được gia nhập, được tích hợp trở lại vào các chương trình kiến thiết mới.

Ý chí xúc cảm hướng tới linh thiêng hóa, trường cửu hóa các quyết định. Ý chí trí tuệ hướng tới giải thiêng, thế tục hóa, kiểm kê, kiểm tra, phán xét, phê phán trở lại các quyết định.

Ý chí xúc cảm hướng đến say số lượng, mê ôm đồm, gộp gạp mọi yếu tố “có ích” dù nhỏ bé hay nhất thời, bất kể mâu thuẫn hỗn tạp mà chúng có thể đang và sẽ gây nên. Ý chí trí tuệ hướng tới tính hợp lý, chắt lọc, hòa hợp, ăn ý.

Ý chí xúc cảm tuy có thể bền bỉ, nhưng mục tiêu lại thường hướng tới tính cấp cứu, kết quả tức thì, đặc tính cổ võ. Ý chí trí tuệ hướng tới tính kiến thiết, tính trừu tượng, tính nền tảng, tính dài lâu.

Ý chí xúc cảm có thể lấy mục tiêu hoạt động “đi đến tự do”, nhưng cách thức hoạt động không được tham vấn bởi tự do, rốt cuộc mục tiêu hoạt động “đi đến tự do” thường không đạt đến. Ý chí trí tuệ lấy tự do làm bản thể cho chính ngay sự tồn tại và vận hành của nó.

Ý chí xúc cảm không có ý niệm về quyền-hạn, quyền lực chế ngự được. Ý chí trí tuệ lấy quyền-hạn, quyền lực chế ngự được, làm điều kiện cho sự chính đáng của sự tồn tại của nó.

Ý chí xúc cảm không cần có quy chế tài phán độc lập. Ý chí trí tuệ coi qui chế tài phán độc lập là cái đảm bảo cho tính điều tiết được của sự tồn tại của nó.

Ý chí xúc cảm một khi được kéo dài thường trở thành xu hướng độc đoán, cấm đoán các xu hướng khác, để dành ưu tiên tối đa cho hoạt động được nó bảo lãnh. Ý chí xúc cảm có xu thế bảo vệ quá mức hoạt động được bảo chế của mình. Ý chí trí tuệ coi việc hài hòa các xu hướng của toàn bộ hệ thống của các hoạt động là bắt buộc cho sự bền vững của hệ thống.

Ý chí tổng thể, hay “ý chí”

Xúc cảm và lý trí là hai lĩnh vực luôn giằng xé nhau. Cuối cùng thì chúng ta sẽ có một thứ ý chí tổng thể, ý chí này phải tìm cách đứng chân như thế nào trên cùng cả hai miền đất đang luôn luôn trôi dịch này. Và cách thức mà ý chí tổng thể xử lý mối tương quan giữa xúc cảm và trí tuệ sẽ làm nên câu chuyện đạo hạnh.

Trước các nỗi khổ đau của con người, cá nhân và cộng đồng, ý chí không thể chỉ dừng ở phân tích các nỗi khổ đau ấy, mà phải “chịu trách nhiệm” về chúng, mà kẻ đứng ra đòi hỏi điều đó chính là “đạo hạnh”. Sự thờ ơ có thể là sự lạc đường, sự mất phương hướng, sự dỗi dàng lâm thời của ý chí, nhưng không phải là người bạn đường dài của ý chí. Nhiều thành phần của đạo hạnh có thể sẽ và phải được cộng đồng tham chiếu, chuyển dần thành “pháp quyền”, qua một quá trình xây dựng lâu dài, bền bỉ, cập nhật, rà soát đi rà soát lại, thành tính bắt buộc (“pháp”), nhưng vì sự tự do và ích lợi của mỗi người và của cộng đồng trên tổng thể (“quyền”). Ví dụ như “trong giao thông mỗi ai thấy người gặp nạn một mình, thì phải tham gia cứu trợ” vốn từ một yêu cầu đạo hạnh đã trở thành một điều luật giao thông ở nhiều nước.

Nhưng dù vấn víu phức tạp đến như thế nào, ý chí chỉ là ý chí trọn vẹn một khi nó được nảy nở trên nền của tự do. Tự do, là tự do lựa chọn: ngay cả khi trước mặt tự do chỉ có một thứ để lựa chọn, nó cũng bảo dưỡng quyền chấp nhận điều đó, hay khước từ điều đó. Tuy nhiên ý chí tự do phải lo trả món nợ với pháp quyền, mang tính bắt buộc, cùng đức hạnh, mang tính khuyến nghị.

Ý chí cộng đồng

Ý chí cộng đồng hình thành từ các ý chí xúc cảm, trí tuệ, tự do, đạo hạnh (bao gồm pháp quyền) của công dân, từ “ý chí công dân”, chứ không phải từ “lòng dạ thần dân”. Ý chí cộng đồng phải thể hiện được lợi ích của cộng đồng và những thành viên của nó.

Ông Rousseau thật vô cùng xuất chúng, khi làm sáng tỏ ra được rằng lợi ích của cộng đồng không phải là lợi ích của số đông trong cộng đồng. Đúng thế. Bởi nếu lợi ích của nhóm đa số quyết định lợi ích của cộng đồng, thì nhóm đa số có cùng lợi ích sẽ độc tài chuyên chế trên các nhóm khác, hay trên các cá thể khác. Chưa hết. Và các công cuộc liên kết các nhóm để có nhóm đa số tạm thời nhằm trấn áp thiểu số còn lại trong mọi lĩnh vực xã hội sẽ làm nên những cuộc bạo động nhốn nháo không ngừng không nghỉ trong xã hội. Và tất nhiên, lợi ích của cộng đồng càng không phải là lợi ích của số ít trong cộng đồng.

Ông Rousseau thật vô cùng xuất chúng, khi làm sáng tỏ ra được rằng lợi ích của cộng đồng không phải là lợi ích của số đông trong cộng đồng.
Lợi ích của cộng đồng là tổng thể của những lợi ích khác nhau, những lợi ích xung khắc nhau, của các cá nhân, của các nhóm cộng đồng. Và chính do đó mà phải xây dựng kĩ lưỡng từ đó lên được một hợp đồng xã hội thỏa đáng, một cách năng động và linh hoạt theo thời gian, để một cộng đồng có thể sống ổn thỏa và hạnh phúc với nhau dài lâu.

Ý chí cộng đồng ấy thông qua nền thương nghị cộng đồng được hóa thân dần vào nền pháp quyền, mang tính bắt buộc, cùng nền đức hạnh mang tính khuyến nghị.

Ví dụ giản dị, mỗi nhóm người dân tộc trên đất nước Việt đều phải thể hiện được lợi ích của mình về mọi mặt, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, trong hợp đồng xã hội, dẫu rằng người Kinh (Việt) là nhóm người đa số.

Ý chí cộng đồng hình thành từ các ý chí xúc cảm, trí tuệ, tự do, đạo hạnh (bao gồm pháp quyền) của công dân, từ “ý chí công dân”, chứ không phải từ “lòng dạ thần dân”. Ý chí cộng đồng phải thể hiện được lợi ích của cộng đồng và những thành viên của nó.
Ví dụ giản dị, mỗi con người trên đất nước Việt đều phải thể hiện được lợi ích của mình về mọi mặt, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, trong hợp đồng xã hội, dẫu như “những người khác là đa số”. Trừu tượng ư ? Không. Chẳng hạn những người bẩm sinh đồng tính phải được tôn trọng và lợi ích của họ phải được tính đến trong hợp đồng xã hội. Cũng như vậy với những người thuận tay trái, những người tàn tật, những người suy nghĩ không giống số đông, vân vân.

 Ví dụ giản dị, nếu tất cả các nghị sĩ đều ủng hộ một điều luật, trừ một vị nghị sĩ. Ý kiến của vị nghị sĩ “lạc lõng” đó phải được tôn trọng, phải được lưu bút. Và bản thân con người nghị sĩ đó, phải được tôn trọng.

---

Và một ví dụ giản dị sau cùng.

Rằng nếu có một ai đó mong mỏi Tết này được đốt một bánh pháo vào Giao Thừa, thì ý kiến của họ cần được xã hội ghi nhận, không mặc cảm. Để rồi một ngày kia, biết đâu ý chí của xã hội sẽ tìm ra được một giải pháp thỏa mãn được mong mỏi này?

Có thể bắt đầu phác thảo ý chí đó bằng việc hướng đến xây dựng được một nền giáo dục, trong nhà, ngoài phố, và ở trường học, trong đó mỗi con người không còn chí chết chạy đuổi theo “chủ nghĩa lạm dụng”, để tự mình khỏi trở thành “những người hùng của chủ nghĩa lạm dụng”, để rồi họ lớn lên vui vẻ tự do, và sẽ chỉ tự do lập chí đốt cho mình đúng một bánh pháo vào thời khắc Giao Thừa?

Nguồn: tapchitiasang

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Martin Heidegger và siêu hình học

Hà Huy Tuấn (soạn thảo)

Martin Heidegger (1889-1976) là triết gia có ảnh hưởng nhất và cũng bị tranh cãi nhiều nhất ở phương Tây nửa sau thế kỷ XX. Xuất thân trong một gia đình thợ thủ công ở vùng Rừng Đen nước Đức, ông suốt đời gắn bó với quê hương, sống giản dị, xa lánh nền văn minh hiện đại. Giống như các nhà sáng lập chủ nghĩa hiện sinh khác, thân phận con người với nỗi cô đơn, man mác, ưu tư, lo âu và sợ hãi luôn đi về trong sự suy tư của M.Heidegger. Ông cho ra đời một loạt tác phẩm gây tiếng vang lớn, tạo nên bước ngoặt trong tư duy phương Tây, khác lạ với tất cả những gì cổ điển trước kia. Sau tác phẩm có tính đột phá Tồn tại và Thời gian (1923) xuất bản năm 1927 trong Niên giám hiện tượng học do Edmund Husserl chủ biên, các công trình khác in dấu đậm nét lên bức tranh triết học đương thời như: Siêu hình học là gì? (1929), Về bản chất của chân lý (1930), Giải minh thơ Höderlin (1944), Thư về nhân bản chủ nghĩa (1947), Đường rừng (1950), Triết lý là gì? (1956), Đồng nhất và Dị biệt (1957), Trên đường đến với ngôn ngữ (1959), Nietzsche (1961), Hiện tượng học và thần học (1970). Trong đó, phần Nhập đề của Siêu hình học là gì? được coi là chìa khoá để mở cánh cửa tư duy của triết học M.Heidegger.

M.Heidegger khi tra vấn siêu hình học là gì đã bắt đầu từ quan niệm của R.Descartes để phê phán. Theo R.Descartes, nếu toàn bộ Triết học là một cái cây thì Siêu hình học là rễ, Vật lý học là thân, còn cành nhánh là tất cả các khoa học khác. Quan niệm này chính xác coi triết học là khoa học của mọi khoa học, các tri thức khoa học chẳng qua chỉ là bộ phận của triết học, nhằm là sáng rõ cho các nguyên lý triết học. Quan niệm của René Descartes đã mở đường cho chủ nghĩa duy lý, duy khoa học phát triển từ trào lưu Khai sáng trở đi, đánh đổ mọi tư duy tôn giáo và thần học, chủ nghĩa duy linh trước đó của thời Trung cổ. R.Descartes là một trong những người có công đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý và khoa học tự nhiên phát triển khi lấy "Lý tính" và "Tri thức" làm nền tảng để xây dựng lâu đài triết học. Dường như điều này khó bị đánh đổ cho đến khi lý tính và tri thức khoa học cũng bất lực không lý giải được thân phận con người, của tồn tại người - vấn đề dấy lên giữa hai cuộc Đại chiến thế giới đầu thế kỷ XX. Trái lại, M.Heidegger cho rằng, và đúng là như thế, mọi siêu hình học từ Anaximander đến F.Nietzsche đều nhầm lẫn không tra vấn thực chất của siêu hình học; đáng lẽ phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Tồn tại (*) là gì?" thì tất cả họ lại suy tư thành "Cái tồn tại là gì?" hay "Cái gì tồn tại?". Và vì thế đã hình thành nên hai câu trả lời đều phiến diện như nhau: một là, tồn tại là ý thức (ý niệm); hai là, tồn tại là vật chất (thực tại khách quan). Thực ra, tồn tại là ý thức như thế nào về đối tượng hay đối tượng được ý thức như thế nào. Do đó, việc xem xét chỉ mình ý thức là vấn đề của khoa tâm lý học và ngôn ngữ học, việc xem xét chỉ mình vật chất là vấn đề của các ngành khoa học tự nhiên. Triết học cổ điển muốn thâu tóm mọi tri thức là một việc làm rỗi hơi hay chí ít cũng là không tưởng.
Triết học của M.Heidegger là sự thiết lập lại một siêu hình học mới, bản thể luận cơ bản chống lại mọi bản thể luận cổ điển đã tồn tại từ xưa đến nay. Suy tư về sự suy tư của con người là một hướng suy tư tiếp cận được với hữu thể. ý tưởng này bắt nguồn từ Immanuel Kant và được E.Husserl phát triển theo nguyên tắc cấm bản thể hoá cái tiên nghiệm. Cố gắng của I.Kant là muốn chấm dứt sự tranh cãi bất tận trong đấu trường siêu hình học, vượt lên chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm đương thời bằng cách dung hoà chúng. Cố gắng ấy chỉ đem lại sự quan tâm của giới triết học đến chủ thể tiên nghiệm. Còn E.Husserl chỉ tiếp tục phân tích ý thức bằng phương pháp hiện tượng học để tìm ra tính ý hướng của nó. Song chừng ấy chưa làm hài lòng M.Heidegger. M.Heidegger đã lập trình lại triết học bằng một ngôn ngữ mới, điều đó cộng với suy tư hoàn toàn phi cổ điển của ông đã làm cho triết học M.Heidegger trở nên khó hiểu đối với nhiều người. Nhưng chính từ giác độ đó, cũng có người cho rằng M.Heidegger là triết gia duy nhất, đúng theo nghĩa chặt chẽ của từ này, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay.

Phê phán tất cả suy lý triết học trước đó về hữu thể, như việc gán hữu thể là tinh thần trong chủ nghĩa duy tâm, là vật chất trong chủ nghĩa duy vật, là cái kinh nghiệm (expérience) trong chủ nghĩa kinh nghiệm, là cái tiên nghiệm (transcendantal) trong triết học I.Kant, là hiện tượng có ý hướng trong hiện tượng học E.Husserl, là ý chí (volonté) trong triết học phi lý của A.Schopenhauer, là sự hồi quy vĩnh cửu (retour de l'éternel) trong triết học F.Nietzsche, là năng lượng trong chủ nghĩa duy năng, là ngôn ngữ trong triết học phân tích và chú giải học,.v.v…và đòi đạp đổ tất cả bản thể luận cổ điển, M.Heidegger cho rằng hữu thể là ý nghĩa của mọi đối tượng nói trên khi con người suy tư về chúng. Chúng ta nghĩ về một sự vật có nghĩa là chúng ta đang truy tìm sự tồn tại của nó mà nó được ném vào, chứ không phải là tìm hiểu bản thân sự vật ấy; đó là con đường chân chính của triết học không lẫn với con đường của các khoa học đang đi. Vì vậy, muốn suy tư về hữu thể trước hết phải đi từ hữu thể người, đó là chìa khoá duy nhất.

"Yếu tính của hữu thể nằm trong sự hiện hữu của nó" - đây là nội dung suy tư trong suốt khảo luận Tồn tại và Thời gian. Vậy, hiện hữu có nghĩa là gì? Hiện hữu là cách mà hữu thể khai triển ra ngoài, là khoảnh khắc bộc lộ của hữu thể trong thời tính. Và như thế nó liên quan chặt chẽ với hữu thể người. Trong tiếng Đức, DaseinExistenz là đồng nghĩa, đều chỉ tính có thực của thực thể từ Thượng đế cho đến hạt cát. Tuy nhiên, M.Heidegger muốn sử dụng độc quyền từ Dasein để chỉ hiện hữu người. Con người chỉ kinh nghiệm được khi hữu thể hiện hữu, và cũng chính khi đó con người thể hiện là một hiện hữu; ngoài ra, hữu thể mờ mịt trước kinh nghiệm của con người. Do đó, con người luôn ưu tư về sự hiện hữu của mình, về sự tồn-tại-trong-thế-giới của mình mà con người bị ném vào. Tồn tại có nghĩa là gì, mặc dù Tồn tại thì bất khả định nghĩa? Trả lời câu hỏi đó và cứ tra vấn như thế mãi trong suốt sự diễn tiến của nó - đấy là vấn đề mà siêu hình học quan tâm, vấn đề bản thể luận cơ bản, là sự trở về nền tảng của siêu hình học.

Vấn đề hữu thể được M.Heidegger trình bày không phải như cách I. Kant trình bày vật tồn tại tự thân (das Ding an sich). Bởi vì làm theo cách của I.Kant là sự né tránh không đi thẳng vào câu hỏi về hữu thể. Đó là lý do người ta cảm nhận được ở triết học I.Kant tính chất nhị nguyên với trọn vẹn sự bối rối của thời cận đại. Mặc dù rất ngưỡng mộ hiện tượng học của E.Husserl và kế thừa trực tiếp từ nó, M.Heidegger cũng không đồng ý với quan niệm về tính chủ quan tiên nghiệm, coi đó là sự giản lược tất cả những gì độc đáo và phong phú của tồn tại người. Con người hiện hữu khác với thực thể người tồn tại, nếu không nó đã chẳng ưu tư về sự hiện hữu của mình. Với tính cách thực thể, con người chỉ giống như sỏi đá, sinh vật trong tự nhiên. Với tính cách hữu thể, con người sống động và bí ẩn, độc nhất và không thể biết trước. Đây là bước chuyển từ hiện tượng học và khoa học sang chủ nghĩa hiện sinh khi xem xét tồn tại người. Từ nay, con người được tìm thấy trong một chiều kích mới, trong sự phóng chiếu bản chất của mình chứ không phải chỉ là đối tượng nghiên cứu đơn thuần của các khoa học. Nói cách khác, M.Heidegger vạch ra đối tượng của siêu hình học là lý giải ý nghĩa của mọi hữu thể từ hữu thể người. Giải minh học và cách tiếp cận hiện sinh là đóng góp lớn của M.Heidegger cho triết học hiện đại. Truy tìm ý nghĩa của hữu thể là công việc không dễ dàng và không thể dùng các phương pháp của khoa học mà thành công. Bên cạnh sự giải phẫu ý thức bằng phương pháp hiện tượng học, M.Heidegger còn thấy cần thiết phải giải minh các trạng huống sinh tồn của con người như sự lo âu, sợ hãi, sự day dứt, .v.v… Và ông coi đó mới là những yếu tố làm nên bản chất người. Bản chất người bộc lộ rõ nhất khi đối diện với cái chết, khi đó con người hiện hữu với toàn bộ dáng vẻ của nó không giấu giếm. Trong cuộc sống hàng ngày, con người cố che đậy hiện hữu của mình nhưng trước tình huống hiện sinh, nó buộc phải bộc lộ. Từ đó, Lo Âu, Sợ Hãi, Cái Chết, … trở thành phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh, tạo ra ngôn ngữ mới cho triết học gần gũi với đời thường chứ không còn dáng vẻ hàn lâm chết cứng như trước kia. Cần thấy rằng, để thoát khỏi tầm ảnh hưởng của hiện tượng học, M.Heidegger đã hướng đến những suy niệm của Soren Kierkegaard về thân phận con người. Tác phẩm Tồn tại và Thời gian dang dở như chính học thuyết mà nó trình bày, bí ẩn như chính vấn đề nó đề cập. Những hứa hẹn về tập hai của cuốn sách này đã không được tác giả của nó thực hiện nhưng điều đó không ngăn cản nó trở thành tác phẩm triết học đáng đọc nhất nửa cuối thế kỷ XX.

Chú thích
(*) Trong tiếng Việt, từ Sein có thể được dịch là Tồn tại hoặc Hữu thể. Tồn tại thì quen hơn còn Hữu thể thì hợp lý hơn, vì nó cùng một tông với Hư vô (một khái niệm quan trọng khác của triết học từ sau M.Heidegger trở đi) và nó tránh được những nhầm lẫn mà Tồn tại có khả năng mắc phải.

Nguồn: thuvienkhoahoc

Về những nhà học giả thông thái (trích đăng) - Nietzsche

Lúc ta đang nằm ngủ, thì có một con cừu đến gặm vòng hoa trường xuân trên đầu ta; trong khi gặm ăn, cừu nọ be be: "Zarathustra không còn là một học giả thông thái nữa".

[....] Bởi vì, đây là sự thật: ta đã rời khỏi căn nhà những học giả và đã đóng ập cửa lại sau lưng ta.

Linh hồn khao khát của ta đã ngồi chung bàn với bọn chúng khá lâu, ta không như bọn chúng, được huấn luyện để theo đuổi tri thức như để đập vỡ những hạt hồ đào.

Ta yêu mến tự do và khí trời trên mặt đất tươi mát phiêu diêu; ta thích được nằm ngủ yên trên những tấm da bò còn hơn là những trên những lễ mạo tôn vinh cùng những phẩm giá đáng tôn kính của chúng. Ta quá nồng nà và bị thiêu cháy bóng vì những tư tưởng của chính mình: chúng thường làm ta hụt mất cả hơi thở

[...] Khi chúng ta tưởng mình là kẻ Trí Huệ Hiền Minh thì những lời châm chọc ti tiện, những chân lý bé nhỏ của chúng làm ta rùng mình ớn lạnh: Trí Huệ Hiền Minh của bọn chúng thường mang mùi vị của đầm lầy hôi thối! Và thực vậy, ta đã từng nghe tiếng ếch nhái kêu gào ỏm tỏi trong những lời lẽ bọn chúng!

Bọn chúng đúng là những chuyển động tuyệt hảo của quả lắc; miễn là người ta để ý lên giây thiều bọn chúng cho chắc! Lúc bấy giờ chúng sẽ chỉ không nhầm lẫn và đồng thời phát ra một tiếng tích tắc đầy khiêm tốn.

Chúng làm việc, giống như những máy xay và những chày giã: chỉ cần vứt hạt giống lúa mì vào đó! Chúng sẽ biết làm thế nào để nghiền nát và biến nó thành một thứ bụi trắng.

NHững ngón tay đó canh chừng và nghị kỵ đối với những ngón tay xảo diệu nhất. Sẵn óc đặt bày ra sự tinh quái nhỏ nhen, bọn chúng rình dò những kẻ mang kiến thức khập khiễng, bọn chúng rình dò như những con nhện.

Ta đã luôn nhìn thấy bọn chúng cẩn trọng chế hóa thuốc độc của mình; và bao giờ bọn chúng cũng mang găng tay bằng thủy tinh để che giấu các ngón tay khi chế hóa.

Bọn chúng cũng biết chơi với những con xúc xắc gian lận; ta đã nhìn thấy bọn chúng nồng nhiệt chơi đùa đến độ đổ cả mồ hôi.

Chúng ta xa lạ lẫn nhau và những đức hạnh của chúng còn làm ta kinh tởm hơn là những sự giả ngụy cũng những con xúc xắc gian lận của chúng

[....] Nhưng, mặc tất cả, ta vẫn bước đi trên đầu bọn chúng với những tư tưởng của ta.

Bởi vì loài người chẳng bao giờ bình đẳng với nhau; sự công chính dạy như thế. Và điều ta ước muốn, bọn chúng không có quyền ước muốn.

Zarathustra đã nói như thế.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Ai ném đá vào Hội nhà văn....?

Ai ném đá vào Hội nhà văn hay chính hội nhà văn đã ném đá vào nền văn học Việt Nam, ném đá vào lịch sử Việt Nam và bạn đọc?

Trần Mạnh Hảo

Trên trang mạng của nhà văn Phạm Viết Đào http://phamvietdao3.blogspot.com  ngày 29-01-2013, có in bài: “CHỦ TỊCH HỮU THỈNH: HỘI NHÀ VĂN KHÔNG PHẢI LÀ ” VẬT TẾ THẦN ” ĐỂ CHO AI ĐÓ… “NÉM ĐÁ”…” (http://phamvietdao3.blogspot.com/search?updated max=2013-01-30T08:13:00%2B07:00)

Trong lễ trao giải thưởng và kết nạp hội viên mới, ngày 29-01-2013, nhà thơ Hữu Thỉnh – chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã phát biểu (web Phạm Viết Đào đưa lên một video clip bài nói vo của ông HT) khẳng định lập trường chính trị kiên định của Hội rằng văn học là để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tức phục vụ đảng, nhất là trong tình hình nhậy cảm này, ca ngợi các tác giả đoạt giải lên mây.

Khi ông Hữu Thỉnh nói thì dưới hội trường (toàn là các nhà văn ưu tú trong ban chấp hành, trong các hội đồng chuyên môn, các nhà văn được giải thưởng và các nhà văn mới được kết nạp cùng các nhà văn cánh hẩu của ban thường vụ hội…) lại nói chuyện còn hơn vỡ chợ. Nghĩa là ông Hữu Thỉnh nói mà không ai thèm nghe, cứ nói chuyện tự nhiên, cười đùa, gọi điện thoại ầm ĩ y như pháo nổ.

Xem ra văn hóa ứng xử của các nhà văn quốc doanh thật là thiếu văn hóa.

Chúng tôi chỉ ghi lại tinh thần bài nói của ông Thỉnh, chứ không chép lại từng câu nói chính xác của ông như thư ký chép tốc ký bài nói của thủ trưởng.

Ông Hữu Thỉnh đấm ngực ăn năn hối lỗi trước đảng: Hội ta phải nói cho đúng là trí tuệ còn yếu, chưa nâng tầm trí tuệ lên kịp với đảng với dân. Tuy trí tuệ ta còn kém nhưng ta kết nạp 25 hội viên mới khóa này tuyệt vời trên cả tuyệt vời. Rằng giải thưởng văn học năm nay trao đúng người đúng tác phẩm mà chất lượng nghệ thuật cũng rất hay, tuyệt hay. Không như năm ngoái, giải thơ chỉ có cách tân mà không có dân tộc. (Nói như thế này, ông Hữu Thỉnh đã tự phủ nhận giải thơ năm ngoái của Hội rất kém về nghệ thuật, tức là thơ dở mà đưa ra tặng giải thơ hay!).

Ông Thỉnh tiếp tục thổi: giải thưởng thơ năm nay cũng trao cho bốn tập thơ như năm ngoái nhưng năm nay vừa cách tân vừa dân tộc, rất hay, ví như tập của anh Thanh Thảo là tuyệt hay, nhuần nhuyễn, sâu sắc, rất mới, rất tuyệt…Ba tập thơ còn lại cũng hay ngang với thơ Thanh Thảo…

Ông Hữu Thỉnh (HT) đanh thép lên án: tôi cực lực lên án một bài báo vu cáo nói thơ anh Thanh Thảo là thơ mậu dịch, thơ quốc doanh. Nói như thế là phủ nhận sạch trơn, là xúc phạm, thóa mạ tài năng đáng kính, là vô văn hóa. Các đồng chí nên nhớ rằng nếu không có mậu dịch quốc doanh, không có hợp tác xã quốc doanh ta không đánh thắng được Mỹ đâu.

Ông HT tiếp: chỉ sau 05 ngày công bố giải thưởng, Hội đã nghe tiếng chửi đầy tai. Một số cơ quan báo chí cường điệu hóa vấn đề giải thưởng. Có báo đưa lên trang nhất bài nói xấu giải thưởng hội nhà văn. Chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan chủ quản báo chí về chuyện này. Rằng Hội không bó tay ngồi yên để người ta đánh hội đâu. Hội ta không cho phép bất cứ ai, bất cứ báo nào đưa hội ra chửi. Chúng ta quyết không cho phép bất cứ ai, bất cứ báo nào biến Hội nhà văn sang trọng đang yêu đảng yêu dân này làm vật tế thần để báo chí chửi bới. Rằng một số hội viên hay chửi hội nếu muốn xin ra khỏi hội thì ban chấp hành sẽ ok liền…

Phải nói ông HT hơi bị nóng tính nên thiếu khôn ngoan, phát biểu nhiều điều quấy quá. Hội nhà văn có nhiều cơ quan báo chí sao không đáp trả những ai, những báo dám nói xấu hội? Việc gì mà ông HT lại chửi những người đã góp ý, đã dám viết thư xin không nhận bằng khen, xin rút ra khỏi hội đồng văn xuôi…bằng ngôn ngữ hơi bị mất gà như thế? Ông dùng biện pháp công an để đe dọa những ai, những báo nào dám phê bình hội, phê bình giải thưởng của hội rằng : tôi sẽ làm việc với ban chủ quản các báo chí ấy. Thật là ghê gớm thay! Rằng như thế, ông HT đã kéo Hội về thời công an trị trước đổi mới…

Chẳng có ai dám ném đá vào Hội, hay dám vu khống nói xấu hội như ông HT lên án. Chỉ có ông HT và ban lãnh đạo hội ném đá vào nền văn học, ném đá vào lịch sử dân tộc, ném đá lên khát vọng vào hội của các nhà văn trẻ muốn gia nhập hội, ném đá vào tình yêu văn học của bạn đọc cả nước.

Chúng tôi xin chứng minh :

1-     Ông HT và ban lãnh đạo hội suốt ba nhiệm kỳ ông Thỉnh làm chủ tịch hội đã ném đá vào nền văn học Việt Nam.

Thời các ông : Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Tú Nam làm tổng thư ký hội nhà văn VN (ức chủ tịch hội), trong “Bản điều lệ hội” đều ghi câu đầu rằng: HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP…

Khi ông HT làm chủ tịch hội, ông đã nhét từ CHÍNH TRỊ vào trước từ “XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP”của bản điều lệ cũ, thành ra bản điều lệ mới như sau :

” Hội Nhà văn Việt Nam (gọi tắt là Hội) là tổ chức chính trị-xã hội- nghề nghiệp tự nguyện của các nhà văn Việt Nam (bao gồm những người sáng tác : thơ, văn xuôi, kịch bản, lý luận phê bình, dịch thuật văn học) lấy hoạt động văn học là nghề nghiệp của mình.”

http://yume.vn/tmtien218/article/dieu-le-hoi-nha-van-viet-nam.35CF6020.html

Như vậy, ông Hữu Thỉnh đã làm cuộc đánh tráo lớn, biến một tổ chức xã hội nghề nghiệp thành một tổ chức chính trị- xã hội-nghề nghiệp, biến tính mục đích văn học của hội thành phương tiện và ngược lại.

Ông HT làm điều sai trái tày trời này cốt nịnh đảng, cốt đưa văn học trở về thời tiền đổi mới, rằng VĂN HỌC PHỤC VỤ CHÍNH TRỊ, văn học là đày tớ con sen của chính trị.

Với hành động này, ông HT đã chống lại mỹ học Mác-xít, hay chống lại chính nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Marx: rằng, văn học (văn nghệ) và chính trị là hai phạm trù riêng biệt, độc lập với nhau, không phục vụ nhau, không phụ thuộc nhau trên thượng tầng kiến trúc xã hội.

Bắt văn học phục vụ chính trị là sai hoàn toàn quan niệm Mác-xít à thưa ông HT hàm bộ trưởng chưa hề qua một lớp sơ cấp về chủ nghĩa Marx.

Ai cũng biết CHÍNH TRỊ LÀ THỦ ĐOẠN, còn VĂN HỌC LÀ SỰ CHÂN THÀNH, LÀ XÚC CẢM, TÌNH CẢM CHÂN THẬT CỦA CON TÌM…

Khẳng định trong điều lệ Hội nhà văn VN LÀ MỘT TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI- NGHỀ NGHIỆP có khác nào nói Hội nhà văn VN là một TỔ CHỨC THỦ ĐOẠN ….

Ấy chính là việc ông HT đã ném hòn đá quá lớn vào văn học VN, vào chính văn hóa VN vậy !

2-     Ông HT và ban lãnh đạo hội đã ném đá vào lịch sử Việt Nam, ném đá vào cuộc khởi nghĩa Làm Sơn, ném đá vào vị vua đã thống nhất đất nước là vua Gia Long khi trao giải thưởng cho tiểu thuyết “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân và truyện ngắn “ Dị hương” của Sương Nguyệt Minh.

“Hội thề” của NguyễnQuang Thân chửi rủa Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng sĩ Lam Sơn là giặc, là bọn cướp của, hãm hiếp dân chúng. “Hội thề” ca ngợi đám tướng lĩnh giặc Thanh xâm lược Việt Nam là những người có văn hóa, sang trọng, lịch lãm, yêu dân như con, sang Giao Chỉ cứu giúp dân Việt , khai hóa văn minh cho dân Việt. Chính ra “ Hội thề” phải được bọn bá quyền Bắc Kinh trao giải thưởng, sao chúng lại mượn tay Hội nhà văn VN để làm việc này ?

Như vậy, tội ném đá vào lịch sử của ông HT và ban lãnh đạo Hội nhà văn VN rất lớn, có thể “ chặt hết trúc Lam Sơn cũng không ghi chép được, lấy hết nước biển đông cũng không rửa sạch được” theo như người xưa nói.

3-     Ông HT đã ném đá vào nền văn học, ném đá vào tình yêu văn học của dân Việt Nam bằng cách giới thiệu ông Hoàng Quang Thuận và thơ ông bịp thần bịp thánh này, một kẻ chưa biết làm thơ sản xuất ra nhiều tập thơ dở nhất nước MANG THƠ DỰ GIẢI NOBEL. Như vậy, theo ông HT, thơ Hoàng Quang Thuận xứng đáng được giải Nobel, là thơ hay nhất nước. Đó chính là việc ném hòn đá rất to vào văn học Việt Nam, có tội với Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, với Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc tử, Chế Lan Viên…của ông HT.

4-     Việc ông HT kết nạp “nhà thơ Hùng Anh” (tức Hùng Tấn, giám đốc công ty Dược Cà Mau) – một kẻ làm thơ con cóc nhưng lắm tiền do tham nhũng vào Hội là ông đã ném đá lên khát vọng vào hội của các nhà văn chưa hội viên. (Hùng Tấn,Hùng Anh kết nạp vào Hội do tiền mới được hai tháng đã bị bắt vì tham nhũng hàng trăm tỷ đồng. Hiện vẫn còn trong tù). Việc ông HT và ban lãnh đạo Hội kết nạp những người nhiều tiền mà thơ dở nhất nước như Hùng Anh, như Hoàng Quang Thuận… vào Hội nhà văn VN vừa qua cũng chính là hành vi ném đá vào nền văn học vậy.

5-     Việc ông HT và ban lãnh đạo Hội nhà văn VN cho phép “Tạp chí nhà văn” hội thảo thơ tầm bậy lừa thần thánh, thơ ăn cắp, thơ lừa mọi người của Hoàng Quang Thuận âu cũng là việc các vị ném đá vào nền văn học và vào tình yêu văn học của mọi người .

6-     Việt ông HT và Ban lãnh đạo Hội vừa qua xét trao giải thưởng văn học giải Hồ Chí Minh và giải thưởng văn học nhà nước cho hầu hết các tác phẩm kém chất lượng nghệ thuật. Ví như giải thưởng văn học Hồ Chí Minh trao cho các ông Hữu Thỉnh, Hà Minh Đức, Lê Văn Thảo, Hồ Phương, Ma Văn Kháng thì chỉ nhà văn Ma Văn Kháng xứng đáng nhận giải này; các vị kia đều có tác phẩm trung bình hoặc dở. Ngay cả giải thưởng văn học hàng năm mấy năm nay ông HT và ban lãnh đạo Hội cũng chỉ chọn các tác phẩm trung bình hoặc dở để trao giải thưởng. Việc này làm hỏng thị hiếu văn học lớp trẻ, cũng là một cách ném đá vào nền văn học nước nhà.

Chúng tôi còn có thể kể ra hàng chục vụ ông HT và ban lãnh đạo Hội nhà văn VN ném đá vào lịch sử, ném đá vào nhân dân, ném đá vào văn học…nhưng vì sợ nhàm tai bạn đọc, hẹn một dịp khác.

Cuối cùng, chúng tôi chỉ xin hỏi ông Hữu Thỉnh  và ban lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam rằng :

Đảng đã lấy (lấy trộm vì không xin phép dân) hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng  là tiền mồ hội xương máu của nhân dân cho hội nhà văn tiêu xài vung vít, tiêu xài phi lý hàng năm, hàng chục năm nay,  cốt chỉ để các vị làm nghề ném đá bất nhân như vậy hay sao?

Sài Gòn ngày 01-02-2013

Trần Mạnh Hảo

Tác giả gửi cho blog NTT

Nguồn: nguyentuongthuy's blog