Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Nước sông công lính

Xưa có câu: "Nước sông công lính". Nước sông thì nhiều, còn công lính thì chẳng ai tính. Tất nhiên, ngày xưa nước sông nhiều hơn bây giờ, vì cứ theo như ngoài thực địa, nước sông Hồng có những thời điểm cạn khô do phải chịu sự điều tiết xả lũ từ thượng nguồn. Các sông khác chắc cũng rứa, với tốc độ phát triển thủy điện như hiện nay.

Còn ngày nay, công lính chắc cũng chẳng khác xưa. Nhất là khi Việt Nam vẫn duy trì một tỷ lệ lính trên số dân chẳng kém trước là mấy, để duy trì một nền quốc phòng toàn dân.

Người ta đã rất ngạc nhiên khi Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Trần Trí Thành,  trước câu hỏi của phóng viên về giá thành của nhà máy điện hạt nhân khị bổ sung công nghệ mới đã được Việt Nam tính toán chưa, ông đã bảo rằng: “Chưa xác định giá thành nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam!” 

Một dự án khổng lồ với chi phí cho mỗi nhà máy khoản 10 tỷ USD theo dự tính ban đầu, và tất cả khoảng 30 tỷ USD cho 3 nhà máy như theo kế hoạch, mà những người lãnh đạo dự án lại vô tư tuyên bố “chưa” xác định giá thành.

Hãy thử tưởng tượng, có một người đến vay tiền của bạn với kế hoạch làm ăn, như cách nói ban đầu là "rất hoành tráng":

- Ông cho tôi mượn tiền đi. Tôi có dự án kinh doanh này hoàn hảo lắm. Sản xuất gió.

- Định đầu tư bao nhiêu?

- 30 tỷ USD.

- Thế gió bán theo m3, hay theo cân. Định bán bao tiền 1 sản phẩm.

- Ừ. Còn đang phải tính, chưa xác định được.

Đoan chắc một điều, nếu xây xong một dự án kinh doanh vội vã kiểu như thế, nếu không hiệu quả thì cũng...hòa cả làng.

Vì tiền là tiền chùa (do không được công khai và có người giám sát độc lập), trách nhiệm cùng lắm thì là phê bình, thì ai mà chẳng đầu tư được. Nên các cụ nói "nước sông công lình", thì cứ vô tư đi!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét