Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

V.A. Xu -khôm-lin-xki - Bàn về giáo dục (1)

LTS: V.A. Xu -khôm-lin-xki được đánh giá là một nhà giáo dục lỗi lạc của Liên Xô. Ông từng viết nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có cuốn "Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ" được dịch sang nhiều thứ tiếng.

Cuốn "Giáo dục con người chân chính như thế nào" là một cuốn sách có nhiều điểm hay. Cho dù, nhiều quan điểm của ông gắn liền với "Con người Xã hội chủ nghĩa", tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến đáng lưu tâm. Bới thực, đọc một cuốn sách như "đãi cát tìm vàng" vậy! Chẳng thể nào hoàn toàn thỏa mãn hết.

Chủ đề giáo dục luôn nóng, và đi cùng với đó, là những phát biểu mang tính hình thức, sáo rỗng. Nên việc có thêm những ý kiến giá trị, ngẫm ra cũng chẳng thừa. Biết đâu, ta có thể tìm được một điều gì đó cho con em mình. Nên trích ra một số đoạn nổi bật chơi.

BÀN VỀ NHÂN CÁCH (*)

Đứng bên cạnh mỗi học sinh phải là một nhân cách con người chói sáng, - 35 năm vất vả tìm tòi bí mật công việc giáo dục làm cho tôi tin rằng chính nhờ đó mà lời nói trở thành công cụ mạnh mẽ và tinh tế của nhà giáo dục. Lẽ tất nhiên, nhà giáo dục đó trước hết là cha, mẹ, anh hay chị. Phần lớn những lo lắng của chúng ta là lo lắng làm sao cho tất cả con em của chúng ta đều tin vào nhân cách con người sáng chói, xứng đáng với danh hiệu và niềm tin đó.

Nếu đứa trẻ mất lòng tin vào con người hoặc hoàn toàn không có lòng tin đó thì trong tâm hồn nó có sự suy sụp, nhiều khi là bi kịch. Nó sẽ không còn tin vào sự thật, vào chân lý nữa và sẽ trở nên một người hoặc độc ác, tàn nhẫn, hoặc là nhu nhược, đạo đức giả, hai mặt và lừa dối;.... Đứa trẻ đó rất dễ nhận thấy từng biểu hiện rất nhỏ của tính vô đạo đức xung quanh nó; cái ác dường như lôi cuốn nó; nó dường như trả thù một người nào đó bằng cách không hành động theo cách người ta dạy nó, mà theo những gương xấu hay lây cái ác bày vẽ cho nó. Cần phải có sự nhạy bén rất lớn của con người mới nhận thấy sự nguy hiểm này và ngăn ngừa nó.

Sự khôn khéo tài tình của việc giáo dục thật sự là ở chỗ, nhà giáo dục tự mình làm chỗ dựa và ngọn đuốc soi đường cho những ai không tin vào con người hoặc mất chỗ dựa.

Lời khuyên của các nhà giáo dục chỉ có sức mạnh khi người đó, về phương diện đạo đức, có quyền răn dạy. Không cần phải là một thiên thần nào đó về vấn đề đạo đức mới có quyền giáo dục con người chân chính; cần tự mình trở thành con người chân chính - sống đúng đắn,... Nếu lời khuyên đạo đức của bạn phù hợp với thế giới tinh thần bên trong của bạn, thấm đượm niềm tin của bạn thì lời nói đó như thanh nam châm lôi cuốn những ai không tin vào con người,...

(*): Tiêu đề tự đặt cho phần trích dẫn trong sách.

Bàn thêm: Dường như, tất cả các biện pháp cải cách đưa ra trong nhiều năm trở lại đây không đi từ gốc vấn đề. Khẩu hiệu không thể giúp gì được con em chúng ta, khi mà bản thân nhiều thầy cô giáo còn chẳng "tự giáo dục" được mình. Không thể có một xã hội tử tế, khi mà những "người của công chúng" không có nổi 1 xu nhân cách!!! 

5 nhận xét:

  1. MÌnh muốn đọc những tác phẩm của V.A Xukhomlinxki quá. Bạn giúp mình với, sash ngoại văn cũng được. Cảm ơn bạn rất nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có thể photo dùm mình cuốn Giáo dục con người chân chính như thế nào được không?

      Xóa
  2. Trả lời
    1. Mình muốn đọc tác phẩm giáo dục con người chân chính như thế nào

      Xóa
  3. Em là SV SPTH rất muốn đọc sách của Thầy Xukhumlinxki mà tìm ko được. Có anh chị nào có thể cho em mượn được ko ạ

    Trả lờiXóa