Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

V.A. Xu -khôm-lin-xki - Bàn về giáo dục (2) - Tâm hồn

(....) Nếu thời thơ ấu, con bạn mắc phải một sai lầm nhỏ và ghi nhớ nó suốt đời thì khi lớn lên, con sẽ không phải hối hận về những sai lầm lớn, sẽ không phải đau khổ mà nghĩ rằng: tại sao bố mẹ đã không dạy bảo cho ta? Tại sao bố mẹ đã không đòi hỏi ở ta? Đứa trẻ phải biết tự nghiêm khắc với chính mình.

Thiếu sự nghiệm khắc đó thì sẽ không thể có được một cuộc sống trung thực, đúng đắn. làm cho một đứa trẻ đòi hỏi cao ở mình, và nói chung, làm cho chúng biết nghiêm khắc với bản thân - đó là một trong những giai điệu tinh tế nhất trong cả dàn nhạc mà chúng ta dọi đó là giáo dục đạo đức. (...)

Chúng tôi dạy học sinh của mình như thế.

Nhà giáo dục chỉ là gieo những hạt giống hợp lý tốt lành và vĩnh cửu khi anh ta nhìn nhận đúng đẵn cái tốt và xấu, đánh giá một cách đúng đắn hững khởi tinh tế của tâm hồn, những ý nghĩ, dự định, hoài bão. Nhìn nhận một cách đúng đắn cái tốt và cái xấu là cơ sở của sự công minh.

Còn giáo dục sẽ không là giáo dục nữa mỗi khi đứa trẻ cảm thấy người ta đã đối xử với nó không công minh. Sự không công minh gây ra sự xúc phạm và căm phẫn, sự hèn mạt và giả dối. (...)

Bức tường có thể quét trắng lại một cách dễ dàng, còn tâm hồn bị bôi nhọ một cách bất công sẽ đau đớn suốt đời, nếu như nó không bị chai đá đi và quen với thói hèn mạt và giả dối (...)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét