Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Truyện kể về Tây Bá Hầu Cơ Xương

1. Phong Thần Diễn Nghĩa kể rằng, 4 chấn chư hầu dâng sớ can ngăn vua Trụ, chỉ còn có Tây Bá Hầu Cơ Xương và Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ là còn sống.

Trước khi đến Triều Ca yết kiến vua Trụ, Cơ Xương đã xem quẻ và biết mình bị hạn 7 năm, sau đó mới được trở về Tây Kỳ. Bí Trọng và Vưu Hồn là 2 tên nịnh thần đã bày mưu giam Cơ Xương ở thành Dũ Lý, tránh chuyện thả hổ về rừng.

Trước khi đi, có dặn dò con là Bá Ấp Khảo ở nhà trông nom việc triều chính. Thế nhưng, sau 7 năm, Bá Ấp Khảo vì quá nhớ thương cha đã đến Triều Ca. Và vì không chấp nhận chuyện trai gái với Đắc Kỷ nên đã bị giết chết.

Bí Trong và Vưu Hồn bày mưu đem thịt Bá Ấp Khảo làm bánh, đưa cho Cơ Xương. Nếu Cơ Xương ăn chứng tỏ ông không có khả năng đoán liệu thiên cơ. Còn nếu không ăn, thì vua Trụ sẽ giết trừ bỏ đi mối hậu họa.

Cơ Xương biết vậy nên đã ăn bánh có làm từ thịt con mình, và trong lòng vô cùng tiếc nhớ.

Sau này, khi về đến Tây Kỳ, ông đã nôn 2 lần, và miếng bánh đều biến thành con thỏ chạy đi. Cơ Xương trong bụng có ý tiếc cho con tại sao không nghe lời mình, mà lại đến Triều Ca để rồi mất mạng.

2. Như trong Phong Thần, Cơ Xương đã biết mình mắc cái nạn 7 năm bị giam cầm ấy. Nhưng ông không nguôi ngoai nỗi tiếc nhớ con.

Nhưng trong tình huống, nếu không có chuyện Bá Ấp Khảo bị giết, và vua Trụ cho người làm bánh thử Cơ Xương, thì liệu cái quẻ của Cơ Xương có ứng nghiệm không?

Lý ra, ông cần phải thấy trong cái sự thành bại ấy, mất con là một trong những yếu tố cần phải có.

3. Bốn mươi năm trước nhà thơ Nguyễn Đình Toàn đã viết: "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai. Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài. Lời nào em không nói em ơi tình nào không gian dối …Lúc tóc chưa đổi thay. Lúc môi chưa biết dối theo lời." Mà về sau này, Từ Công Phụng đã phổ nhạc cho bài Tình Khúc Thứ Nhất.

Cuộc đời vốn trắc trở, luôn thử thách mỗi mức giới hạn của con người. Và sau bao nhiêu trải nghiệm, con người ta có thể tìm thấy "niềm vui trong thiên tai". Nếu không có khổ đau, sao biết tới hạnh phúc.

Và thế giới đã sinh ra hẳn một cái gọi là "chủ nghĩa duy nghiệm", để luận về mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả đó sao?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét