Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Hồi mã thương

1. Lại nhắc, phép đánh trận người xưa, thường thấy có 2 chiêu khá nổi tiếng là "hồi mã thương" và "đà đao". Thường thì, tướng thường vờ thua chạy, sau đó bất ngờ tập kích trở lại (hồi). Phép "hồi mã thương" là đòn thế nổi tiếng của Dương gia thương pháp. Còn "đà đao" được sử dụng khá hiệu quả bởi Bàng Đức trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tướng đuổi theo khi bên tướng "vờ" thua chạy, thường phải có sở trường mới có thể nắm phần thắng. Ví như: có tài bắn cung, có ngựa hay để đuổi theo khiến tương chạy không kịp trở tay, hoặc phải tự tin lắm vào khả năng của mình. Nếu không, thường dễ mất đầu như chơi.

2. Gần đây, thấy phong trào phản biện công khai ngày càng nhiều hơn. Những câu hỏi và câu trả lời thường được công khai, khiến người đọc có thể đưa ra những nhận định cho riêng mình.

Thường thấy, một bên là các cơ quan nhà nước (hoặc liên quan tới nhà nước), còn một bên là tập hợp những "trí thức" (người có chuyên môn) độc lập.

Trong nhiều năm trước đây, thường xảy ra bên Nhà nước dựa vào những "thế" và "lực" riêng của mình độc chiếm sân khấu, diễn đàn; và hay ra chiêu "cả vú lấp miệng em". Còn những nhà chuyên môn nằm trong hệ thống, nên thường chỉ đưa ra tiếng nói...nửa vời, hoặc im lặng không dám phản biện. Tóm lại, đó là khoảng thời gian mà "trí thức" nước nhà đang...."ngủ".

Tuy nhiên, khi tình hình bên trí thức có nhiều cải thiện, thì phía liên quan tới nhà nước vẫn không hề có những dấu hiệu thay đổi khi tham gia cuộc chơi. Kết quả là, thậm chí đối phương chưa "giả vờ" thua chạy, thì quân nhà nước vẫn cứ càn rỡ truy kích không một chút đề phòng. Hậu quả là, họ thường chọc phải tổ ong vò vẽ và dính đòn phản kích bất ngờ.

3. Điển hình có thể kể ra các vụ: ông Đặng Hùng Võ trả lời chất vất bà con Hưng Yên, và gần nhất là vụ Hiệp hội Bất động sản yêu cầu TS Alan Phan trả lời chất vất. Những ý kiến trả lời từ phía "trí thức" rõ thấy là có tình và có lý hơn cả (tất nhiên không hoàn toàn).

Trong cuộc đấu này, rõ thấy, phía nhà nước luôn chủ quan và coi thường đối thủ. Cuộc chơi thường bị bỏ ngỏ giữa chừng, cá lặn mất tăm (không rõ HH BĐS có phúc đáp thư của Alan nữa không?).

Thế nên, các cụ thường nói "Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng".

Đứng trên ngôi cao (?) mà coi thường địch, cụ thể ở đây là coi thường dân, coi thường trí thức, thì hẳn sẽ nhận được kết cục không như kỳ vọng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét