Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Những nhà giáo dục đại tài

Bài toán Cải cách Giáo dục vốn không hề dễ để mà giải được (he he). Nên việc có rất nhiều ý kiến góp ý là điều đáng hoan nghênh (hi hi). Hãy xem người trong cuộc nói gì:

1. ‘Rút ngắn bậc phổ thông sẽ tiết kiệm 10.000 tỷ đồng' : "Cần phải đổi mới quan niệm, coi giáo dục phổ thông chỉ là công cụ, các em ra đời có thể học tiếp. Tiểu học không cần nhiều môn, phổ thông rút ngắn còn 11 lớp", (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ).

Khi cấp 3 rút một năm, một triệu học sinh bớt được một năm học là đã tiết kiệm cho xã hội 1 triệu năm. Mỗi em một năm ăn tiêu hết 10 triệu đồng, khi rút một năm sẽ tiết kiệm cho xã hội một số tiền không nhỏ trong lúc đất nước còn khó khăn.

2. Học phổ thông trong 9 năm?

Theo ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, cần phải cấu trúc lại nền giáo dục để không chỉ hội nhập quốc tế, tương thích với nhiều quốc gia mà còn định hướng nghề nghiệp, phân luồng nghề nghiệp sớm cho học sinh.

Ông Tùng cũng đưa ra phương án được coi là khả thi “1111” - “1 tiểu - 1 trung - 1 cao - 1 đại” của mình. Theo đó, bậc tiểu học vẫn học 5 năm, cấp THPT học 4 năm. Với mô hình này, học xong 9 năm, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp văn hóa phổ thông.

THPT sẽ được thay bằng 2 năm “dự bị ĐH” (Pre-University) dành cho người muốn học ĐH, học sinh sẽ học theo định hướng chuyên môn qua các môn tự chọn để sau đó lấy kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển vào các trường ĐH.

3. Phương án 9+2

PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội, khẳng định cấu trúc lại giáo dục phổ thông là rất cần thiết. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu học phổ thông chỉ có 9 năm theo như ý kiến của ông Lê Trường Tùng thì không ổn, bởi 15 tuổi hết phổ thông, nếu đi lao động là phạm luật, cũng không phù hợp tâm, sinh lý các em.

PGS Văn Như Cương đưa ra 2 phương án: Một là, học 11 năm hết bậc phổ thông, sau đó ra trường. Những học sinh có chất lượng cao, khoảng 20% - 30% học tiếp năm thứ 12 chia theo các khối ngành (khoảng 4-5 môn học), xem như dự bị ĐH, sau đó thi vào các trường ĐH. Còn lại hầu hết có thể đi học trung cấp, CĐ dạy nghề sau khi học hết lớp 11. Hai là, sau lớp 9, học sinh học lớp 10, 11 nhưng học chuyên ban luôn, mỗi ban học 4 môn. Hiện nay, học sinh THPT học đến 12 môn khiến học sinh không tập trung được, trong khi kiến thức lại bị loãng.

GS Nguyễn Minh Thuyết cũng đưa ra phương án “9 + 2”. Theo ông, chương trình phổ cập là 9 năm, sau đó học sinh tự chọn học các môn phù hợp với tương lai trong vòng 2 năm tiếp theo. Theo ông, đây là 2 năm để định hướng đối với học sinh và thực tế nhiều nước trên thế giới cũng đã đi theo hướng này.

4. Quy trình ngược

Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan nghiên cứu của Bộ GD-ĐT, GS Nguyễn Lộc, Viện phó Viện Khoa học Giáo dục, lại cho rằng giáo dục hiện đang quá tải, nếu chương trình 12 năm rút xuống 10 năm thì sẽ quá tải thế nào?

Ông Lộc cho rằng đổi từ 12 năm xuống 10 năm thì phải đổi toàn bộ chương trình sách giáo khoa (SGK), đào tạo lại giáo viên. Thêm vào đó, lượng giờ học trong trường phổ thông của học sinh Việt Nam hiện nay là thấp vào loại nhất thế giới. Hiện giờ học của Việt Nam chỉ ở mức gần 8.000 giờ trong khi thế giới 9.000 - 12.000 giờ, nếu từ 12 lớp xuống 10 lớp số giờ sẽ còn giảm đi nhiều nữa.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 vừa được thông qua nêu rõ đến năm 2015 sẽ có chương trình và SGK mới.

Tuy nhiên, theo PGS Văn Như Cương, chiến lược không nói gì đến cấu trúc lại nền giáo dục mà chỉ nói sẽ có chương trình, SGK mới là một quy trình ngược. “Chưa tái cấu trúc chương trình học phổ thông để xác định 10 năm, 11 năm hay 12 năm mà đã viết chương trình, SGK thì rất vô lý. Trước hết, phải xác định rõ ràng cấp 1 học bao nhiêu năm, cấp 2 học bao nhiêu năm, cấp 3 học bao nhiêu năm, có dự bị ĐH không, phân luồng như thế nào... Phải bàn trước, sau đó mới nói đến chương trình, SGK, chuyện gì làm trước phải làm trước, chuyện gì làm sau phải làm sau chứ không thể ngay lập tức nói đến viết SGK” - PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.

ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA QUẢ LẮM NGƯỜI TÀI!

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Nhớ tiếng gà

Tiếng con gà chọi ông chú chợt vang lên, khiến mình buông cuốn sách xuống. Cái cảm giác ngày xưa lại ùa về. Mình nhớ tiếng con gà kêu, lúc sắp bị giết thịt.

Ngày xưa, vào dịp giỗ tết vẫn thấy con gà nằm bị úp trong cái sọt. Trẻ con xúm quanh nghịch ngợm, có khi khiến nó phọt cả phân ra. Cả đám ồ lên, cười ánh lên nét tinh nghịch.

Nhà nào có giỗ là biết ngay. Cứ nghe tiếng con gà kêu những tiếng cục tác liên hồi thảng thốt, là biết nồi nước đạt trên cái bếp củi đã sôi lên rồi.

Ấy thế mà bao nhiêu năm những ngày ấy đã qua rồi. Giờ chẳng còn nghe được những thanh vị của ngày xưa. Không còn tiếng gà kêu trước khi bị cắt tiết, tiếng con lợn eng éc trong chuồng, hay tiếng chim véo von trên các tán cây đầu ngõ...

Chỉ còn nhà, phố chật chội, lùm xùm những quán ăn nhậu bình dân. Nhà cửa mọc khấp khểnh như bộ răng của em Bống Hồng Nhung. Chắc chẳng có cuộc đại thẩm mỹ như em để có hàm răng trở nên đẹp đẽ hơn.

Rồi lại nhớ tới câu thơ đọc đâu đó trên mạng:
" Còn trời, còn đất, còn non nước
Có dễ ta đâu mãi thế này" 

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Ca dao-Tục ngữ

     - Bao giờ cho đến tháng ba 
Ếch cắn cổ rắn, tha ra ngoài đồng
      - Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
      - Ông trăng mà lấy bà trời
Tháng năm ăn cưới, tháng mười nộp treo
      - Con lợn to bằng con mèo
Làng ăn chẳng hết, đem treo cột đình
      - Con voi nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc, bốn phương nhọc nhằn
      - Chuồn chuồn thấy cám thì ăn
Lợn kia thấy cám, nhọc nhằn bay qua
      - Trời mưa cho mối bắt gà
Cào cào đuổi cá, chui qua khe rào
      - Chó con bắt trạch dưới ao
Có một quả đào, ném ngã năm cô
      - Thóc giống cắn chuột trong bồ
Một trăm con muỗi đuổi vồ con trâu
      - Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ, biết đâu mà tìm
      - Bong bóng thì chìm, gỗ lim thì nổi
Đào ao bằng chổi, quét nhà bằng mai
      - Hòn đá dẻo dai, hòn xôi chắc rắn
Gan lợn thì đắng, bồ hòn thì bùi
      - Hương hoa thì hôi, nhất thơm là cú
Đàn ông to vú, đàn bà rậm râu
      - Con cá mày ở dưới ao
Tao tát nước vào, mày chạy đi đâu
      - Ngồi buồn vác giỏ đi câu
Được ả Thị Màu con gái phú ông
      - Sông Hồng rộng chẳng tày gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
      - Chơi cho quạt lá long nhài
Cầu Ô gãy nhịp, thuyền chài bong đinh.
      - Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
      - Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
      - Lênh đênh bảy lá thuyền tình
Chìm ba bến nước mới tìm thấy hoa.
      - Con rận bằng con ba ba
Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.

Giật mình!

Lần theo đường link của một anh bạn trên Facbook, thì biết tới câu chuyện của một giáo viên dạy sử ở THPT Phan Đình Phùng (Trò chuyện với cô giáo dạy sử gây sốt trên Facebook). Học sinh yêu mến cô quá, nên lập ra một Fanpage trên Facebook có tên "Hội phát cuồng vì cá tính cô Dung sử thpt Phan Đình Phùng".

Chẳng dễ mà thời nay có được giáo viên khiến học sinh...phát cuồng. Nhưng phát cuồng theo cách nào thì còn phải xem.

Và học sinh phát cuồng vì những phát ngôn như dưới đây:

(Ảnh lấy từ tiin.vn)

Bổ sung thêm những câu "bất hủ":

"Có lần trông kiểm tra cô phát hiện ra mấy đứa đang quay bài. Cô thu hết lên bàn rồi bảo: "Quay ruột mèo là kiểu quay... quê nhất trên đời". Cả lớp nhao nhao lên hỏi cô quay kiểu nào mới hay. Cô bảo: "Thi tốt nghiệp xong tôi sẽ dạy"".

"Hình phạt của cô đối với những học sinh nói chuyện: Cô sẽ bắt vẽ cái ông Gandhi gì gì đấy. Lần khác thì cô bắt vẽ cái hình người ta đi biểu tình xong bảo là :"Tôi đếm đủ số đầu người đấy đừng có vẽ ăn bớt".

 
Vậy tại sao lại cấm "Sát thủ đầu mưng mủ" nhỉ?

Thoát Phân luận

Ở xứ nọ, thiên tai giáng xuống, đất đai dần trở nên cằn cỗi, mất mùa hạn hán liên tiếp mấy năm. Những người dân sống ở vùng đó dần bỏ xứ đi hết, chỉ còn lại loài chó trụ lại được. Năm này qua năm khác, chúng dần sinh đẻ thành đàn thành lũ.

Một hôm, những con chó già nhất trong vùng họp lại với nhau dưới bóng cây đa sân đình. Con chó già nhất tên là Trưởng lão chủ trì buổi họp bất thường. Khi tất cả tươm tất ngồi đâu và đó, nó đứng lên phát biểu:

- Tôi có một vấn đề suy nghĩ đã rất lâu. Kể từ ngày con người đi khỏi chỗ này, chúng ta đã duy trì được nòi giống và phát triển cho tới ngày hôm nay. Nhưng sớm muộn gì, con người cũng sẽ quay trở lại.

Nó ngừng một chút, quan sát xem thái độ của đàn chó xung quanh. Thấy con nào con nấy đều chăm chú lắng nghe, Trưởng lão nói tiếp:

- Từ xưa tới nay, chúng ta vẫn bị xem thường là giống vật hạ đẳng, vì phải ăn phân con người. Cái đó bị con người xem như một sự thật hiển nhiên. Còn tôi cho rằng, đó là một phần thói quen do lịch sử để lại. Mấy ngàn năm qua, dưới sự đè nén của con người, chúng ta buộc phải ăn thứ bẩn thỉu đó. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta có thể thay đổi được.

Nó dừng lại một chút, rồi nói tiếp:

- Loài chó chúng ta, vốn không phải là loài kém thông minh. Nhưng vì xã hội chúng ta được tổ chức không tốt, lý thuyết về xã hội chưa được phát triển. Tuy thế, với tình huống hiện nay, chúng ta cần phải quyết tâm tìm ra giải pháp thay đổi nguồn thức ăn. Tôi đề nghị, tất cả những con thông minh nhất sẽ nghiên cứu vấn đề "THOÁT PHÂN LUẬN". Các anh thấy thế nào?

Một con cũng khá già, giơ tay lên xin phát biểu:

- Thưa Trưởng lão, cứ cho là chúng ta thực hiện xong "Thoát Phân luận", thì chúng ta sẽ ăn cái gì bây giờ?

Trưởng Lão điềm nhiên trả lời:

- Tất nhiên, chúng ta sẽ ăn xương, ăn cơm.

- Chúng ta không phải là loài ăn thịt thì làm sao săn các loài khác được. Còn cơm thì phải trồng lúa, mà chúng ta có biết trồng lúa đâu?

Trưởng lão bỡ ngỡ trước lý lẽ vừa đưa ra. Nó không biết phải giải thích thế nào, vì thực vấn đề "Thoát Phân luận" đưa ra chỉ là suy nghĩ đến nhất thời. Nó chưa thực tìm hiểu sâu.

Suy nghĩ hồi lâu, Trưởng lão nói:

- Đó là vẫn đề tôi đặt ra thế để chúng ta nghiên cứu. Đúng là "Thoát Phân luận" xong, làm thế nào để phát triển thì quả thực tôi vẫn chưa nghĩ ra. Nhưng các anh cũng cần suy nghĩ xem như thế nào.

Không khí im lặng bao trùm toàn bộ đàn chó. Đúng là vấn đề đặt ra quả thực rất hợp lý. Nhưng chúng cũng chưa thể tìm ra giải pháp nào khi thiếu vắng hình bóng của CON NGƯỜI.

Vì quả thật, chính con người đưa chúng từ tự nhiên, thuần dưỡng chúng cho tới ngày hôm nay.


Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Nền khoa học "tự sướng"

Vừa đọc thấy thông tin "Từ tháng 10 năm nay, các ứng viên cho chức danh GS, PGS không phải đáp ứng quy định sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Đây là điểm thay đổi trong quy trình xét công nhận chức danh GS, PGS được đưa ra theo một thông tư sửa đổi do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 11/9".

Như vậy là, điều kiện trở thành GS và PGS đã trở nên...thông thoáng hơn. Hàng năm, sẽ có thêm nhiều người nữa được phong danh hiệu này. Mà ắt hẳn, trước khi về hưu được phong học hàm hẳn sẽ có thêm cái gì đó ở tuổi "dưỡng già" (xin lỗi những vị GS, PGS chân chính!)

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Tuấn: "Đại đa số các tập san khoa học trên thế giới dùng tiếng Anh như là một ngôn ngữ chính thức. Ngay cả tập san khoa học ở các nước mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh (như Hà Lan, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan, Thái Lan, Mã Lai, thậm chí China, v.v.) cũng sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, các tập san tiếng Anh thường có tầm ảnh hưởng lớn hơn các tập san không viết bằng tiếng Anh. Đó là một thực tế. 

Chẳng những tập san khoa học, mà ngay cả các hội nghị quốc tế cũng sử dụng tiếng Anh như là một ngôn ngữ chính thức. Một thống kê [tôi đã quên nguồn] cho biết 99% các hội nghị y khoa tầm quốc tế trên thế giới đều dùng tiếng Anh"
.

Thế nên, khi đưa ra quyết định trên, chúng ta đã khẳng định rằng ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không thực sự cần thiết. Các vị GS, PGS của chúng ta không cần phải có công trình đăng trên các tập san trên thế giới. "Đá sân nhà" là đủ! Đó chính là tuyên bố đanh thép rằng, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển độc lập với nền khoa học thế giới.

Với độ ngũ khoảng 9000 GS như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có năng lực đưa đất nước hoàn thành mục tiêu, tới năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Đất nước đã có đủ yếu tố để hình thành nên một "nền khoa học tự sướng"!


Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Bộ trưởng Đức gốc Việt: "Chưa hề có lý do học tiếng Việt"

LTS: Thấy báo chí nhà ta cứ bàn mãi về chuyện "gốc Việt" của ông Bộ trưởng Đức như kiểu....thấy sang bắt quàng làm họ. Nên thiển nghĩ, cần có một cái nhìn khách quan và đúng mực. Vì vậy, có thêm nguồn thông tin là một việc cần thiết!


 Bộ trưởng Đức gốc Việt: "Chưa hề có lý do học tiếng Việt"

Trong bài phỏng vấn với Spiegel, một tuần san tin tức nổi tiếng của Đức, Bộ trưởng Đức gốc Việt Rösler đã hé lộ những cảm xúc của mình về nơi chôn nhau cắt rốn.

Với gương mặt nghiêm nghị, điển trai và cặp kính không gọng thường trực và mái tóc chẻ ngôi bồng bềnh, Philipp Rösler tạo một vẻ ngoài thật trang trọng và trí thức. Chỉ mới 39 tuổi nhưng Rösler đã trở thành Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ đồng thời là Phó Thủ Tướng Đức. Với vẻ ngoài quyến rũ và kĩ năng giao tiếp tuyệt vời, Philipp Rösler đã trở thành một ngôi sao của Đảng Dân Chủ tự do FDP tại Đức. Trong bài phỏng vấn với Spiegel, một tạp chí tin tức hàng tuần của Đức, Rösler đã hé lộ những cảm xúc của mình về nơi chôn nhau cắt rốn.

1. Đến Việt Nam không phải vì việc cá nhân
Philipp Rösler ra đời năm 1973 tại Sóc Trăng, Việt Nam. Anh đã được 2 nữ tu, Mary Marthe và Sylvie Marthe, cưu mang cho đến 9 tháng tuổi, khi anh được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi và đem về Đức. Rösler chưa bao giờ muốn biết rõ về quá khứ của mình. Anh cảm thấy việc tìm kiếm một thứ gì đó có nghĩa là đã đánh mất thứ gì đó, trong khi bản thân anh lại không cảm thấy mình thiếu bất cứ thứ gì. Anh không có cảm giác đặc biệt gì về quê hương Việt Nam. Đối với Rösler, nước Đức là quê nhà. Việt Nam chỉ là một phần trong cuộc sống của anh mà anh thậm chí còn không nhớ nổi. Đây là những cảm xúc mà Rösler dành cho quê hương, được anh nhắc lại nhiều lần khi được hỏi về Việt Nam.

Trong lần đến Việt Nam sắp tới, Bộ trưởng Đức gốc Việt này đã hạ quyết tâm không đi ngao du mà chỉ tập trung vào công việc. Anh nói anh đến đây với tư cách đại diện của nền kinh doanh Đức chứ không phải là để lao vào công cuộc tìm kiếm dấu vết quá khứ của cá nhân.

Khi được hỏi anh có học một số từ tiếng Việt khi đến Việt Nam không, Rösler khẳng định: Đó sẽ là một việc không thành tâm. Tôi có gắn kết với nước Việt Nam vì đó là một phần cuộc đời tôi, nhưng tôi đến Việt Nam lần này với tư cách Bộ trưởng Kinh tế Đức”.

Hình ảnh Philipp Rösler thuở bé

2. “Việt Nam không có ý nghĩa đặc biệt nào với tôi”
Trong một bài phỏng vấn khác của Spiegel, khi được hỏi “Anh có từng cố học tiếng Việt” hay không, Rösler cũng trả lời chắc nịch: Không, tôi chưa từng có lý do nào để làm vậy. Điều này cũng dễ hiểu vì Rosler có liên quan với nước Đức, nơi anh lớn lên và thành công, nhiều hơn là với Việt Nam, nơi anh sinh ra: Tôi là người Đức, và tôi luôn cảm thấy mình giống như một người Đức”.
 
Phải đến năm 33 tuổi, Rösler mới về thăm Việt Nam lần đầu tiên. Anh nói Đơn giản là tôi chẳng bao giờ có mong muốn quay trở về, vì Việt Nam chẳng có bất cứ ý nghĩa đặc biệt nào với tôi. Nếu anh không thiếu thứ gì, anh sẽ không đi tìm kiếm thứ gì cả. Cuối cùng tôi vẫn đi vì vợ tôi đã nói với tôi: “Chúng ta muốn có con, và em muốn mình có thể nói cho chúng biết về đất nước nơi anh đã sinh ra"”.

Trong chuyến về thăm Việt Nam lần đầu tiên năm 2006 theo lời thuyết phục của vợ, anh đã quyết định không đến Sóc Trăng, nơi anh sinh ra và cũng là nơi có cô nhi viện mà anh đã được cưu mang thuở bé. Mặc dù đã có tìm kiếm địa điểm mình sinh ra là Sóc Trăng, nhưng cuối cùng Rösler và vợ đã không viếng thăm nơi đó.  Rösler nghĩ rằng Sóc Trăng có thể không khác gì mấy so với những địa điểm khác tại Việt Nam. Tuy không gặp được 2 nữ tu đã cưu mang anh khi bé vào năm 2006, nhưng sau đó Rösler đã có liên lạc qua email với một trong 2 người. Rösler cũng cho biết anh không hề muốn biết tình cảnh nào đã đẩy mình đến cô nhi viện ở Sóc Trăng.

Khi được hỏi tại sao anh không đi tìm cha mẹ ruột, Rösler cũng chia sẻ thẳng thắn: Đối với tôi, cha (nuôi) tôi cũng như cha ruột. Mọi việc vẫn tốt đẹp theo cách của nó. Tôi không thiếu thốn bất cứ thứ gì”.

Trả lời câu hỏi "Anh có thôi thúc nào để tìm lại nguồn gốc của mình không?", Rösler cho biết: "Không, chưa bao giờ. Nước Đức là quê nhà tôi. Việt Nam là một phần cuộc sống của tôi mà tôi không có ký ức nào gợi nhớ về. Tôi lớn lên ở Đức. Ở đây có gia đình tôi, cha tôi và bạn bè tôi".

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Rösler khẳng định anh không có kế hoạch đi ngao du cá nhân nào, vì anh đến đây với tư cách Bộ trưởng Kinh tế, đại diện cho nền kinh tế Đức. Khi được hỏi ông có kế hoạch nào để thăm thành phố nơi ông sinh ra, Rösler không ngại ngần trả lời: "Không, chúng tôi không có kế hoạch cho việc đó. Nó chẳng có ý nghĩa sâu sắc nào hơn đối với tôi."

3. Người châu Á đáng ngưỡng mộ
Nói về nguồn gốc châu Á của mình với tạp chi Spiegel, Rösler cho biết vẻ ngoài đậm nét Á Đông của mình đã nói lên nguồn gốc, tuy nhiên anh không tinh thông võ thuật phương Đông và cũng không thường ăn thức ăn châu Á.

Với cương vị một người châu Á hiếm hoi trong hàng ngũ lãnh đạo ở Đức cũng như ở các nước phương Tây nói chung, Philipp Rösler đã từng gặp phải những ánh mắt ngạc nhiên. Tuy nhiên, anh cũng chia sẻ rằng tổng thống Obama đã không quá kinh ngạc khi thấy một người châu Á giữ vị trí cao trong bộ máy chính quyền Đức. Obama có vẻ thực sự thích thú và muốn tìm hiểu thêm về con đường sự nghiệp của Rösler.


Rösler cũng cho biết nhiều người xem anh như một hình mẫu lý tưởng. Khi chuẩn bị trở thành bộ trưởng, anh đã gặp một người da đen tại một nhà hàng. Ông này đã nói với Rösler: Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi một trong số những người chúng ta đã đến được đỉnh vinh quang. Rösler rất hài lòng về câu nói đó vì anh nghĩ đó là lời chia sẻ thật lòng và đến từ trái tim.

Bài viết được dịch từ hai bài phỏng vấn Philipp Rösler trên báo Spiegel:
http://www.spiegel.de/international/germany/spiegel-interview-with-economics-minister-roesler-i-used-to-dream-i-was-a-vietnamese-prince-a-775202.html
http://www.spiegel.de/international/world/interview-with-german-economy-minister-philipp-roesler-about-vietnam-a-855880.html

Nguồn: thebox.vn

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Hội chợ sách Quốc tế

Gọi cho vui vậy thôi, vì Hội chợ sách Quốc tế lần này chẳng thấy Nhà Xuất bản nào của thế giới, ngoài một gian của Trung Quốc.


Nghe mọi người nói, các Hội chợ trước đông hơn, nhất là khi được tổ chức ở TP Hồ Chí Minh. Xem ra, người dân Thủ đô sau thời "sục sôi đánh Mỹ" thì nay kém sục sôi diệt giặc dốt hơn thì phải!

Mấy Nhà Xuất bản ở hai miền Trung và Nam ngồi...ngáp ruồi nhiều hơn là tiếp khách. Duy có NXB Đà Nẵng có mấy cuốn sách hay, nhưng chỉ mang 1 cuốn ra trưng bày chứ...không bán. Chắc mấy ngày cuối, mình phải qua dó...năn nỉ họ bán để họ khỏi phải...khuân về.

Hoành tráng nhất, là mấy gian của NXB "lớn" như: Giáo dục, Sự thật..., còn lại chiếm không gian khiêm tốn hơn. Đông nhất là mấy gian của Đông Tây, Alpha bán sách giảm giá tới...40%. Thậm chí, người xem có thể mua sách "1 giá" là...10.000 VNĐ.






Điểm nhấn duy nhất vào buổi sáng, có lẽ là 1 cụ bà đã cao tuổi, nhưng vẫn lần mò qua những gian sách, tìm kiếm...1 cái gì đó. Chẳng biết nên buồn hay vui khi thấy hình ảnh này.


Chiếc răng của ông bác

Ông Bác Dang năm nay tính tròn tuổi là 80, nhưng vẻ ngoài trông vẫn khá đẹp lão. Ông thường bảo: "Tao là người thông thiên văn, tường địa lý, nên có thể phần nào cưỡng lại được thiên mệnh". Chẳng biết có thật không, nhưng quả có đôi lần thập tử nhất sinh, ông vẫn qua được cơn bạo bệnh.

Ông Dang có bộ răng đặc biệt đẹp về hình thức. Dù chỉ quanh quẩn xó nhà, thi thoảng mới có khách tới thăm nhưng ông vẫn giành sự quan tâm đặc biệt tới những chiếc răng - vì ông cho đó là góc con người. Răng hoàn toàn thật, chứ không phải là giả đâu nhé. Nhưng đến tuổi này bảo răng ông vẫn còn khỏe thì thực không phải.

Ông bị sâu năm chiếc, nên mỗi khi trời trở rét, ông đau lắm. Mấy lần đi nha sĩ, họ bảo ông nhổ nhưng ông nhất quyết không chịu. Ông bảo rằng:

- "Nếu nhổ thì họ thấy rõ hết khuyết tật, chỉ cần hàn tạm vào là xong".

Thế là người ta cứ hàn tạm vào, nhưng chỉ được vài bữa là nó bong. Không bong sao được khi răng ông không khỏe, nhưng ở tuổi 80 vẫn còn thích ăn thịt. Vâng, tuổi này ông ăn thịt còn khỏe hơn cả thời thanh niên. Chẳng biết có uống thuốc bổ gì không nữa?!

Ông có mấy đứa con chỉ biết ăn tiêu phè phỡn, nên ông không tin chúng. Ông đã bán mấy mảnh đất để trả nợ cho chúng rồi. Thằng thì mở công ty, thằng cho vay nặng lãi, thằng thì lao vào bóng đá, cờ bạc. Đến giờ, ông chẳng còn đất để bán nữa. Nên nay ông chỉ chăm lo cho cái thân mình. Nhất là bộ răng.

Hôm nay, ông đi khám vì lại đau răng. Mấy cái răng sâu nặng lắm. Nha sĩ còn gắp được cả thịt giắt trong kẽ răng, và bảo đó là nguyên nhân gây ra viêm lợi nặng. Nhưng ông thì nhất quyết không chịu từ bỏ thịt. Không cố mà ăn, sắp chết rồi, giữ để làm gì nữa.

Nhưng cái răng số 3 với số 4 gặp vấn đề nặng lắm. Cái số 4 nó mọc xiên đẩy trồi cái số 3 lên. Nha sĩ bảo ông nhổ cái số 3 đi rồi hàn cái số 4 lại. Nếu không làm thế, viêm tủy nặng thì khó chữa lắm. Ông bảo để ông nghĩ đã, vì ông không muốn nhổ lúc này. Tuổi cao rồi, nhổ xong có khi chẳng thọ được bao nhiêu nữa. Nha sĩ cũng khuyên ông thế, và bảo ông suy tính.

Con cháu thì cứ bảo ông dại, ưa hình thức mà chẳng chịu chữa dứt điểm từ trước. Ông chẳng quan tâm. Ông ưa hình thức và thích sống theo ý thích của mình. Nhưng chắc có khi ông phải nhổ răng thật. Vẫn biết sinh, lão, bệnh, tử khó tránh; nhưng... hình thức vẫn quan trọng hơn (!!!).

Mà cũng chẳng biết mình sống được bao nhiêu nữa. Hay có khi để thế cũng được, vì ông nghe nói, mấy thằng nha sĩ ở đó hay phán bố láo lắm. Chẳng biết thế nào mà tin.


Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Chổng đít vào lịch sử

Đợt vừa xong có dịp ghé qua Đà Lạt, thăm Dinh Bảo Đại, lại thấy buồn. Buồn bởi đi đâu cũng thấy di tích lịch sử không còn giữ được nguyên trạng, hồn cốt. Tất cả đều nhuốm một màu...nhơ nhớp và...khốn nạn.

Ngay từ lúc bước vào khuôn viên, chợt cảm thấy "kinh hoàng" với tấm biển dịch vụ nằm ngay cửa tòa nhà. Những dãy hàng lưu niệm, dịch vụ mọc lên phá vỡ kiến trúc cảnh quan của một di tích. Thì việc Ban quản lý có bắt người dân phải đep một tấm "bít tất" khỏi làm hỏng di tích bên trong tòa nhà chẳng có nghĩa lý di nhiều.

Lịch sử của một dân tộc không được làm nên chỉ bởi một giai đoạn hay một vài cá nhân. Lịch sử được làm nên bởi toàn dân tộc qua mỗi thời kỳ, qua bao thế hệ. Nên việc có một thái độ đúng mực, tinh thần gìn giữ lưu truyền cho các thế hệ sau là điều cần thiết. Nhưng những người mang cái danh "nhà quản lý" về văn hóa dường như không có được tinh thần đó, chưa hiểu được tinh thần đó. Người ta hình như chỉ mong sao nhanh có tiền, nhanh xong việc.

Còn nhớ, cách đây không lâu, dư luận đã bức xúc trước việc đoàn làm phim "Thái sư Trần Thủ Độ" nghiễm nhiên di dời toàn bộ long vị, bàn thờ của vua Minh Mạng, Hoàng hậu cùng dòng tộc tại chánh điện lăng Minh Mạng để làm bối cảnh quay  phim khiến gần 250 con cháu hậu duệ của vua Minh Mạng và các vua nhà Nguyễn về dâng hương tá hỏa khi không thấy bàn thờ, long vị của vua ở đâu. Ý kiến  của một số quan chức địa phương về sự việc này đã bộc lộ những quan niệm tùy tiện và ấu trĩ về quản lý di sản văn hóa.

Rồi tiếp đến là những di tích lịch sử, văn hóa bị dỡ bỏ xây mới không thương tiếc. Điều đó, khiến chúng ta tự hỏi, "Gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống" được thực hiện ra sao?

Sẽ chẳng thể có được lòng tự hào về lịch sử dân tộc, khi ngay bản thân chúng ta vô tình hay hữu ý có thái độ...chổng đít vào lịch sử như thế!
Ảnh 1: Bảng giá dịch vụ


 Ảnh 2: Phía sau tòa nhà

 Ảnh 3: Mái tôn xanh "hài hòa" với kiến trúc xưa

  Ảnh 4: Cửa hàng lưu niệm quanh khu nhà

Thư giãn cuối tuần






















Nguồn: lava360

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Đông-Tây: Immanuel Kant và Phật giáo (bàn về đạo đức)

Đông và Tây luôn tồn tại nhiều điểm bất tương đồng về văn hóa. Tuy nhiên, trên góc độ tư tưởng vẫn có thể tìm thấy những điểm tương đồng. Bởi xét đến cùng, tư tưởng của cả 2 Phương đều phản ánh thế giới khách quan - một thế giới chung.

Nhiều người đánh giá, vấn đề về đạo đức mà Kant đề ra thực khắt khe, và đôi khi khó có thể vươn tới được sự thực hành đầy đủ. Nhưng dù thế nào đi nữa, việc xem xét kỹ càng dưới nhiều góc độ đều thực có ích lợi. Vì những nhà tư tưởng như họ chỉ mang cho chúng ta tấm bè để vượt qua sông.

BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC

Theo Kant, giá trị đạo đức của hành động không tính đến hâuh quả của hành động, mà nằm trong ý định của hành động. Điều quan trọng là làm việc đúng vì nó đúng, chứ không vì một số động cơ không nói ra.

Kant viết: "Một ý định tốt không phải do những gì nó tác động hay thực hiện. Nó tốt trong chính bản thân nó, cho dù nó có thành công hay không. Ngay cả nếu ý dịnh này hoàn toàn thiếu quyền năng để đạt đến mực đích; nếu đã nỗ lực tối đa mà vẫn không thực hiện được bất kỳ điều gì cả...thì nó vẫn sẽ tỏa sáng như một viên ngọc quý vì chính bản thân nó đã có giá trị đầy đủ".

Nếu hành động theo một số động cơ khác hơn là nghĩa vụ, ví dụ như tư lợi, thì hành động của chúng ta sẽ thiếu giá trị đạo đức.

Chính vì thế, Từ bi và Vị tha "đáng khen ngợi và động viên, nhưng không đáng kính".

Phật giáo lấy tâm từ bi làm chính. Nhưng thực, cũng có nói tới chuyện động cơ của hành động. Đó chính là Vô duyên từ - nghĩa là lòng từ không có duyên cớ. 

Chúng ta hiện nay lòng từ sanh ra đều có duyên cớ. Tỉ dụ hôm nay có một huynh đệ thấy mình thiếu thức ăn, họ đem qua cho mình một đĩa thức ăn, ngày mai mình thấy huynh đệ đó thiếu thức ăn, nếu mình có thì mình đem cho lại, như vậy lòng từ giúp đỡ nhau đó có duyên cớ chớ đâu phải không duyên cớ. Cả khi những người tật nguyền đến xin mình, có khi mình cũng giúp với lòng không có niệm gì hết, nhưng nhiều khi giúp họ mà mình nghĩ là bố thí cho có phước. Nói có phước tức là một lối bỏ ống chớ gì, như vậy cũng là có duyên cớ... 

Chúng ta vì thấy có người có mình nên làm gì cũng qui về bản ngã, hoặc là bản ngã hưởng ngay bây giờ hoặc mai sau hưởng, nên việc làm có duyên cớ, lòng từ có duyên cớ.... Còn chúng ta hiện nay lòng từ tuy có, nhưng cũng còn mưu toan tính toán hoặc ít hoặc nhiều. Người đời thường nói: thấy phơi lúa mới cho mượn gạo, nếu như không thấy họ phơi lúa thì không muốn cho mượn gạo… (Trích bài giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ)

"Chúng ta giúp nhau phần nhiều là thấy người kia có thể giúp lại mình việc gì mai sau, như thế đều là những việc có tính toán cả, tâm đó chưa phải bình đẳng, chưa phải là cứu kính". 

Nói thế để thấy, dù Đông hay Tây đều hướng con người tới giá trị đạo đức!



Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Đôi điều về phim Wall Street: Money never sleeps

Đây là một bộ phim hay. Tất nhiên, mỗi người sẽ xem phim theo cách khác nhau. Những chuyên gia tài chính sẽ xem dưới góc độ khác, không giống những khán giả ít kiến thức về tài chính. Và để bàn về tổng thể bộ phim, thì cũng có rất nhiều vấn đề, khó có thể gói gọn lại được. Nhưng có 2 điều khiến mình chú ý: đó là hình ảnh của Gordon Gekko (Micheal Douglas) và ông Lou (Louis Zabel)

Thứ nhất, Gordon Gekko vừa mới ra tù và đến trường Đại học thuyết trình về cuốn sách mới của ông. Sau khi nói chuyện, ông kết thúc bằng 3 từ "Buy my book". Sau đó, có rất nhiều người theo sau, ông ta đã nói đại ý: hết tư vấn miễn phí rồi.

Điểm đáng chú ý ở đây chính là một người sau khi ra khỏi tù, vẫn được xã hội thừa nhận tài năng (thể hiện qua những tràng vỗ tay khi ông thuyết trình). Cùng với đó là triết lý: không có bữa ăn nào miễn phí (Xem thêm bài của Alan Phan)

Thứ hai, chuyện Lou tự tử sau buổi bàn về việc bán công ty bất thành với giá 4USD/cổ phiếu. Gekko có nói với cậu con rể tương lai rằng: Không phải ai ở phố Wall (thời điểm này) cũng dám tự tử và đó là hành động danh dự.  

Tất nhiên, không cứ nhất thiết phải chọn cái chết để thể hiện danh dự. Nhưng đó là một điều đáng để ta suy ngẫm.

Còn nhiều điều thú vị khác trong những câu thoại của phim.

Đã hết thời gian tư vấn miền phí (just joking). He he.

Ai quan tâm thì xem tiếp!



Phòng thí nghiệm mang tên "Ngàn năm văn hiến"

Thôi thì không bàn tới 2 chữ "văn hiến" làm chi cho thêm rối rắm. Người ta đã nói thế rồi, tự nhận là ngàn năm rồi thì cứ thế mà chấp nhận thôi. Kể cũng tốt! Có bề dày thế thì cứ khoe thôi. Thằng nào vặn vẹo cái làm nên "ngàn năm văn hiến" đó là gì, là nó vặn vẹo...THẰNG BỐ nó (đúng tinh thần AQ).

Nhưng hẳn, thủ đô là "vật" thí nghiệm, hay phòng thí nghiệm, (vì vừa là đối tượng, vừa là nơi diễn ra) thì chắc không ai phản đối.


Hẳn nhiều người còn chưa quên, việc Hà Nội bỗng trở nên nổi tiếng...bất thường, không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới, khi có GIẢI PHÂN CÁCH....chắn ngã tư. Có một chuyện khá ngượng cho thằng công dân thủ đô, là tôi có một anh bạn Sài Gòn trước giờ ra sân bay, bỗng tỉ tê đòi đi xem bằng được một cái ngã tư như thế. Thế là, tôi phải đưa anh ta tới ngã tư Nguyễn Trí Thanh - Láng.

Rồi nay, sau khi người ta cấm xe ba bánh, xe lam, thì lại định nhập xe tuk tuk của Thái Lan. Lý do là gì ư? Thú thực, tôi chẳng biết, nhưng chắc vì cái xe tuk tuk không chỉ có 3 bánh đâu, mà vì nó có màu sắc đẹp. Và chắc chắn, phải nhập nó về bằng USD.

Nếu không nhập xe tuk tuk, thì sẽ có phương án thử nghiệm tăng cường sản xuất xe đạp điện. Ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đưa ra lý do là: Xe đạp điện có tốc độ...ngang bằng xe máy (Ông yêu cầu Sở Thương mại cho biện pháp tăng số lượng và giảm giá thành xe đạp điện để người dân thành phố từng bước thay thế xe máy bằng xe đạp điện, bởi phương tiện này không gây ô nhiễm môi trường, diện tích chiếm dụng ít mà tốc độ ngang bằng xe máy.)

Thực mà kể ra hết, chắc cũng còn không ít những thí nghiệm mang đầy tính đỉnh-cao-trí-tuệ như: đổi giờ học (phụ huynh được một phen khốn đốn), thí điểm xây nhà cao tầng gần công viên (he he)....

Không hiểu, đến lúc ra đời Luật Thủ đô, thì điều gì sẽ diễn ra nhỉ? Lúc đó, người dân tha hồ mà thưởng thức món "thí điểm".

Vẫn còn nhớ câu: "Miền Nam đi trước về sau". Nhưng nay có lẽ cần đổi lại: "Miền Bắc đi trước về sau".

Một biểu tượng của kinh tế thị trường

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

7 June 2012

Trong nền kinh tế thị trường, mọi chuyện đều có thể xẩy ra. Nếu Facebook có thể đạt thị giá 100 tỷ đô la trong 8 năm (từ 1 ngàn đô la khởi nghiệp) thì Facebook cũng có thể mất 32 tỷ đô la về thị giá chỉ trong 20 ngày. Các tay chơi tự do kiện nhau về mất mát, nhưng không ai chạy đến chánh phủ xin cứu trợ.

Cả tháng nay, thế giới tài chánh bàn tán không ngớt về IPO của Facebook với một định giá kỷ lục là 100 tỷ đô la (tương đương GDP của Việt Nam và lớn hơn GDP của 124 quốc gia khác) cho một công ty thành lập trong một căn phòng nội trú 8 năm về trước với 1 ngàn đô la giữa 2 sinh viên.  Công ty Facebook sẽ thu về 16 tỷ đô la tiền mặt từ IPO; có doanh thu 6.3 tỷ đô và lợi nhuận trước thuế khoảng 2.2 tỷ đô;  nhưng tài sản lớn nhất là 900 triệu thành viên trên khắp thế giới.

Bỏ qua những lời ngợi khen hay chê bai, thán phục hay dửng dưng về sự trổi dậy của một đế chế IT mới, tôi tìm ra vài điều thú vị từ hiện tượng Facebook này, nhất là khi nhìn từ một xã hội gần như tương phản:

    1. Mô hình kinh doanh khác biệt

Khác với các công ty IT khác như Google phải thu nhặt dữ liệu qua trăm ngàn máy chủ, hay Microsoft phải trang bị Windows và các phần mềm lên các máy tính, các thành viên của Facebook đã tự nguyện cho lên trang mạng xã hội này các thông tin dữ liệu cá nhân của mình để Facebook hưởng lợi bằng cách khai thác thương mại quảng cáo với những doanh nghiệp khách hàng. Có thể nói Facebook chỉ là một trang mạng, không hơn không kém, và dịch vụ duy nhất là để bạn bè gia đình kết nối và chia sẻ. Một ý tưởng trị giá 100 tỷ đô la? Và một mô hình kinh doanh hoàn toàn do khách hàng chủ động, họ tiếp thị và bán cho nhau dịch vụ kết nối này mà Facebook không phải trả đồng nào.

    2. Facebook chỉ có thể xẩy ra ở Mỹ

Dưới chế độ tư bản ích kỷ, mọi người tự do theo đuổi lợi nhuận và ý thích của mình, không cần ai cho phép. Nếu bạn ngu xuẩn và mất tiền của bạn hay của khách hàng ký gởi, thì đó là một lựa chọn dựa trên căn bản tự nguyện. Thêm vào đó, văn hóa của nền kinh tế Mỹ coi chuyện thất bại là một sự kiện bình thường, không gì để bài bác.

Nếu Zuckerberg, hay Larry Page hay Steve Jobs trước đây, sống ở một xã hội nhự Trung Quốc thì thế giới chắc chắn không có Facebook hay Google hay Apple. Các sinh viên trẻ này không phài là các hoàng tử đỏ hay có đủ quan hệ chánh trị để sáng tạo một công ty với mô hình kinh doanh chưa hề hiện diện. Các hoàng tử công chúa thực ngoài đời thì bận rộn khoe các “đồ chơi” thể hiện đẳng cấp. Các đầu óc quan chức thì chắc chắn không thể hiểu nổi một quan niệm sống và chia sẻ quá tự do và cách mạng kiểu này của thế hệ mới. Và chắc chắn, sáng tạo không thể thực hiện bằng biện pháp hành chánh, nghị quyết hay khẩu hiệu.


    3. Sự khép kín của các tỷ phú Facebook

Sau IPO, phần lớn các nhân viên trẻ vây quanh Zuckerberg đã trở thành triệu phú đô nhiều lần, kể cả anh bạn thiết kế logo cho Facebook. Các phóng viên truyền thông đã để ý đến cuộc sống khép kín bình dị của những nhà triệu phú mới này. Sheryl Sandberg, COO, xây căn nhả nằm dưới đất trong một khu rừng để tránh những tương phản khá lớn với môi trường. Zuckerberg mua một biệt thự 6 triệu đô, sau khi thị trường định giá tài sản cá nhân anh là 32 tỷ đô. (Một đại gia cõ nhỏ Việt vừa mời tôi ăn tân gia ở khu Thảo Điền và khoe là đã chi 5 triệu đô cho căn biệt thự ở đây).  Zuckerberg cũng vừa tổ chức đám cưới với cô bạn gái bác sĩ, mời 100 khách, chi ra khoảng 27 ngàn đô. (Chỉ bằng một phần hai mươi tiền của đại gia Hà Tĩnh chi ra cho đám cưới con trai, mà Zuck lại quên mời Mr. Đàm và Quang Lê).

    4. Sáng tạo cần hủy diệt để tiến bộ

Kiếm tiền theo định chế thị trường vô cùng vất vả. Vừa mới đăng quang xong, Facebook đã phải đối diện với bao cạnh tranh, cũng như các lời tiên đoán về số tuổi của mình. Đe dọa lớn không chỉ là nhà khổng lồ Google +, mà là cả ngàn công ty đang nằm trong các phòng nội trú hay các nhà để xe khắp thế giới. Nhược điểm của Facebook về ứng dụng cho các điện thoại thông minh đã khiến một nhà phân tích IT cho là Facebook sẽ biến mất sau 10 năm. Các nhà giao dịch chứng khoán thích so sánh Facebook với Yahoo. Họ cho rằng Yahoo sau khi ra đời khỏang 7 năm cũng đạt thị giá hơn 100 tỷ đô và chỉ 6 năm sau, còn 30 tỷ đô.

    5. Luôn luôn có tay đua nhanh hơn

Thực ra, mạng xã hội đầu tiên là MySpace, đã chào đời vào 2003, 2 năm trước Facebook. Nhưng MySpace vướng hai vấn đề. Một là ban quản trị chậm chạp hình thức kiều quan lại vì nằm dưới quỹ đạo của News Corp (thích kiểm duyệt nội dung và ngăn cấm các đề tài gây khó chịu cho các chánh phủ thân hữu như Trung Quốc) và hai là đội ngũ IT đã không cải tiền sản phẩm thường trực, gây vướng mắc kỹ thuật liên tục cho khách hàng. Khi gặp đối thủ nhanh hơn, sáng tạo hơn, nhỏ hơn…MySpace đã không cạnh tranh hữu hiệu va trở thành một viên gạch lót đường cho Facebook và các mạng xã hội khác như YouTube.

    6. Càng lên cao càng té nặng

Các ngân hàng đầu tư như Morgan Stanley hay Goldman Sachs thường kiếm tiền vô khối cho mình và khách hàng thân thích của mình trong dịch vụ IPO. Đây là một hình thức ban phát ân huệ của các ngân hàng vì giá IPO thường được hạ thấp để sau khi IPO, giá cổ phiếu sẽ tăng vọt tạo ấn tượng cho công ty, ngân hàng bảo lãnh IPO và thị trường.

Tuy nhiên, IPO của Facebook lại gặp nhiều vấn đề ngoài dự đoán. Vì lòng tham, Morgan Stanley đã ra giá cao lợi dụng thời điểm tốt của thị trường và những chiêu PR quá tốt cho Facebook khắp thế giới. Được rao truyền là sắp vượt mặt các đàn anh như Google, Apple…, giá Facebook tại IPO ngày 18 tháng 5 là $ 38 USD. Chỉ sau 20 ngày, hôm nay (7/6/2012), Facebook chỉ còn thị giá $ 26. Các nhà đầu tư lỗ 31%. Mỗi tuần, Morgan Stanley, Nasdaq, Facebook, Zuckerberg…và bất cứ ai liên quan đến vụ IPO của Facebook đều nhận hơn ngàn đơn kiện từ khắp nơi.

Từ góc nhìn của tôi, Facebook là một biểu hiện rất trung thực của nền kinh tế thị trường. Sự thành công của Facebook là một mô hình kinh doanh sáng tạo, nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh chóng và luôn cải tiến để thỏa mãn khách hàng, xây dựng một thương hiệu đẳng cấp. Nhưng nền kinh tế thị trường cũng đẩy ra những cạnh tranh khốc liệt liên tục, từ các địch thủ cũ như Google + đến những doanh nhân mới chưa ai biết đến. Và trong nền kinh tế thị trường, mọi chuyện đều có thể xẩy ra. Nếu Facebook có thể đạt thị giá 100 tỷ đô la trong 8 năm (từ 1 ngàn đô la khởi nghiệp) thì Facebook cũng có thể mất 32 tỷ đô la về thị giá chỉ trong 20 ngày. Các tay chơi tự do kiện nhau về mất mát, nhưng không ai chạy đến chánh phủ xin cứu trợ.

Một điều chắc chắn: sẽ còn nhiều hiện tượng Facebook trong tương lai ở những xã hội mở. Bài học Facebook có thễ dậy các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới về một môi trường cần có để tạo dựng những công ty đột phá. Còn nếu cứ khư khư ôm giữ những định luật thời đồ đá, người dân của họ sẽ biến thành những con thạch sùng chỉ biết thở dài trong đêm tối.

Nguồn: Blog Alan Phan

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Công tác phân loại trí thức

Cứ nói nôm na, trí thức là những người nắm vững tri thức. "Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này" (Wikipedia). Hay các cụ có câu: "Nhân bất học, bất tri lý".

Dân tộc chúng ta vốn có tinh thần hiếu học. Nên thực, việc chúng ta ai cũng là trí thức thì chẳng phải bàn cãi. Chẳng những thế, dân chúng ta "đông tây kim cổ" cái gì cũng biết cả, nên chẳng ngoa mà nói: Trí thức của chúng ta phải được gọi là "Siêu Trí thức".

À. Lại nói tới chuyện phân loại, thì đúng là phải làm việc đó thật. Chúng ta cũng đã chẳng vẫn thực hiện công tác phân loại cán bộ đó sao? Phân loại cán bộ chính là để quy hoạch và đào tạo cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất. Nên vậy, trí thức cũng cần phải phân loại. Tất nhiên mục đích là để quy hoạch và đào tạo trí thức có đủ tầm cỡ, nhằm đưa dân tộc ta vững bước đi trên con đường đã chọn.

Chúng ta có "trí thức trẻ" là những người luôn tiên phong xung kích trên các mặt trận đòi hỏi sức trẻ. Ví như, phong trào "60 trí thức trẻ nhận nhiệm vụ tại các xã miền núi". Đó là phân theo lứa tuổi.

Theo chức năng và nhiệm vụ, chúng ta còn có "trí thức độc lập" và "trí thức cận thần". Nói một cách nôm na, "trí thức độc lập" là trí thức không phụ thuộc vào giới cầm quyền; còn "trí thức cận thần" là không có sự độc lập, ít nhiều phụ thuộc vào chính quyền. (Bên cạnh đó, một cụm từ khác có nghĩa gần tương tự với "trí thức cận thần", đó là "trí thức phò chính thống", do nhà văn Phạm Thị Hoài nêu ra). 

Mục tiêu tổng quát của Chiến l­ược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo h­ướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” 

Trong đó, trí thức đóng vai trò không phải là...cục cứt (như Mao Trạch Đông nói). Vì thế, việc phân loại, quy hoạch trí thức là rất quan trọng. Từ đó, chúng ta có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển trí thức sao cho phù hợp với tình hình và mục tiêu đề ra.


 

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Anh Hữu Thỉnh ơi!

Số là, vốn chẳng màng tới chuyện văn chương, nên chưa bao giờ nghĩ tới chuyện lạm bàn những gì xảy ra trong giới ấy. Nhưng vì hôm nay, vô tình thấy anh Hữu Thỉnh đăng đàn giảng đạo, đọc thấy dăm ba ý không ưng, nên phải có đôi lời.

Trong bài "Dám viết, dám không sợ sai" đăng trên bào Thể Thao Văn Hóa, thấy anh bàn tới nhiều vấn đề khá to tát (và cả nhạy cảm nữa). Trong đó có đoạn nói về chiến tranh biên giới Việt-Trung:

"Chiến tranh biên giới Việt - Trung, riêng về đề tài còn ít người hiểu rõ này, nhà văn Hữu Thỉnh nói: “Nên viết không? Theo tôi là có. Phía bên kia người ta viết ghê lắm, tại sao chúng ta lại không? Viết là một đằng, còn công bố lại là chuyện khác, phải tính toán. Hội Nhà văn VN sẽ sẵn sàng mua lại tác phẩm”.

Thứ nhất, xin hỏi "Viết là một đằng, còn công bố lại là chuyện khác, phải tính toán" nghĩa là thế nào?

- Ở đây, phải tính toán cái gì? - Ảnh hưởng tới mối quan hệ Việt-Trung chăng?

- "Viết một đằng, còn công bố là chuyện khác" có đi trái với Tự do ngôn luận và Tự do báo chí hay không?

Bên kia người ta viết ghê lắm, nhưng được xuất bản (?); còn chúng ta tại sao lại không viết, nhưng phải xuất bản có tính toàn - QUẢ ĐÚNG LÀ NGHỊCH LÝ.

Thứ hai, "Hội Nhà Văn sẵn sàng mua lại tác phẩm" là ý gì? Nếu Hội Nhà Văn làm kinh doanh, thì việc mua lại các tác phẩm công bố cần phải tính toán có phải là bài toán kinh tế không? Hay vì Hội hàng năm vẫn được cấp "kinh phí" đều đặn, nên không cần phải quan tâm nữa.

Còn nếu không đứng trên quan điểm kinh doanh, Hội mua lại để làm gì? Chẳng lẽ, lại là chuyện thu mua để không lưu truyền những ấn phẩm ngược chủ trương?

Trộm nghĩ, sau vụ anh "bốc thơm" nhà thơ Hoàng Quang Thuận và những phát biểu như thế này, anh nên ngồi ở hậu cung để an hưởng thái bình thì hơn cả. Chứ cứ nói lăng xăng, có khi lại hỏng đường hậu vận về sau.


Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Góp ý kiểu gì?


Thực từ trước tới nay chẳng bao giờ thích bàn chuyện chính trị. Vì chẳng biết và cũng chẳng ham (nói ghét thì hơi quá). Nhưng vừa rồi thấy có bàn chuyện "Góp ý sửa Hiến pháp qua internet", thấy lạ quá, ngạc nhiên quá và quá sức tưởng tượng. Thế nên lại sinh ra băn khoăn và đôi chút hồ nghi cái hiệu quả của nó.

Hiến pháp là một hệ thống quy đinh những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền.Ngoài Hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị (Wikipedia). Nói thế để thấy, Hiến pháp không phải là chuyện đơn giản để mà bàn.

Đa phần nhân dân còn chưa nắm được tinh thần pháp luật, bản chất các tổ chức chính trị, cơ chế vận hành nhà nước, và rất nhiều vấn đề thượng tầng khác có liên quan. Vậy thì hỏi, dân sẽ góp ý được cái gì cho Hiến pháp?

Thôi thì cứ tạm tin tưởng nhau rằng, bản dự thảo sẽ được đưa tới tay tất cả các tầng lớp (chứ không phải là nhóm được chọn sẵn), thì có ai đảm bảo rằng, dân đọc và hiểu hết những điều ghi trong đó. Chứ chưa nói tới chuyện góp thêm ý kiến.

Và rồi, những ý kiến đóng góp chưa xác đáng đó sẽ được tập hợp lại và minh chứng cho cái gọi là "trình độ dân trí còn thấp". Và lần sau sẽ bị bỏ qua trong vấn đề cần phải có dân chủ!

Nên nghĩ, cái việc sửa này cần chỉ cần sự góp ý của những thành phần có hiểu biết (tinh hoa dân tộc - không dùng từ trí thức) là đủ. Toàn bộ các ý kiến góp ý, khi đó, được thông báo để đại bộ phận nhân dân đọc và giám sát đại diện của mình tại Quốc hội hay các tổ chức khác.

Thế là được. Chứ cứ chạy theo cái danh dân chủ, có khi lại chẳng còn tí dân chủ nào ấy chứ!

Công nghệ vá

Cứ đúng lịch, vào chiều thứ sáu hàng tuần, họ lại tụ tập với nhau tại quán bia nằm gần Cây đa Nhà bò. Họ là những nhà thông thái, luôn am hiểu và nắm vững tất cả những tiến bộ mới nhất của loài người.

Cách họ cập nhật tiến bộ là gì ư? - Có thể nhiều người thắc mắc như thế. Vậy xin thưa luôn, họ đọc báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và báo Hà Nội Mới.

Họ gặp nhau sớm hơn thường lệ, vì hôm nay có một chủ đề mới mà tất cả hẹn bàn hôm nay. Đó là công nghệ vá. Ai cũng chuẩn bị cho mình một thành tựu mới nhất và đem ra bàn thảo. Câu chuyện của anh nào được đánh giá là hay nhất sẽ không phải trả tiền bia.

Anh thứ nhất nói:
- Bọn Mỹ vừa phát minh ra công nghệ vá sọ. Nếu ai đó bị ngã đập đầu xuống đất, rạn sọ, thì chỉ cần dán một miếng vật liệu lên. Đảm bảo sau 1 giờ vỏ não liền lại như chưa từng bị làm sao.

Anh thứ hai đáp lại:
- Chưa ăn thua so với Trung Quốc. Họ vừa phát hiện ra cách vá lương tâm. Bất kể ai mà tâm hồn bị....chó gặm đều có thể được vá lại hoàn chỉnh, đẹp đẽ. Công nghệ này đã được thực hiện thí điểm trên một số vị lãnh đạo cấp cao. Kết quả là thành công mỹ mãn. Chánh phủ đang nghiên cứu để áp dụng đại trà cho chính quyền nhân dân các cấp.

Anh thứ ba cười khẩy:
- Vứt hết. Thua Việt Nam hết. Các ông không biết chúng ta đã phát minh và sản xuất thành công Miếng Vá Vạn Năng à. Vạn Năng nghĩa là gì ư? - Đó là vá cái gì cũng được. Về mặt kinh tế, nó sẽ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia.

Này nhé, ngành giao thông với dự án hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á hay đương cao tốc hiện đại nhất nhì gì đó đang bị nứt và xuống cấp. Chỉ cần vá bằng sản phẩm này là xong.

Hơn nữa nhé! Chính sách chưa đồng bộ, cũng có thể dùng sản phẩm này. Lỗ hổng xăng tạm nhập tái xuất, quản lý di sản, quy hoạch đô thị, quản lý cán bộ.....đều dùng được tuốt.

Lỗ hổng đạo đức cán bộ ư? Cũng dùng được, chỉ cần dán vài miếng là xong. Không cần phải tổ chức kiểm điểm, đỡ tốn kém bao nhiêu.

Còn điều này, các ông có tưởng tượng được không? Loại này còn vá được cả lỗ hổng của các tư tưởng, học thuyết nữa đấy.

Nên công nghệ của tôi phải là nhất. Nó giúp cỗ máy trở nên hoàn thiện rất nhanh, hợp cho việc "đi tắt đón đầu"!

Nói đến đây, hai anh kia trầm trồ, phải công nhận là công nghệ này tuyệt nhất, tầm ứng dụng cực kỳ rộng rãi, vượt qua mọi giới hạn.

Anh thứ ba, được một hôm không phải trả tiền, uống một chầu thật say. Hai anh kia sợ tốn kém, nên còn tỉnh và phải đưa anh thứ 3 về nhà.


Ai là thủ phạm?

1. Lại nhớ, lúc còn bé trong làng vẫn có trò ăn cắp điện. Hồi đó, đường dây điện chỉ có trần trùi trụi chạy vắt qua mảnh làng. Cứ đến chiều, trong làng mỗi nhà cầm 1 cây sào thật dài ra, ngoắc lên trên đường điện. Thế là có điện dùng "chùa". Rồi nay, mọi thứ cũng khác. Ăn cắp không còn được tiến hành theo cách "nguyên thủy" như ngày xưa. Bây giờ, người ta kẹp chì vào công tơ điện. Điện bị ăn cắp

Cũng ngày xưa, làng mình các nhà cũng ngấm ngầm ra xẻ đường ống chung, mắc trộm đường dẫn vào cái bể ngầm. Thế là, nghiễm nhiên có cái bể nước to, dùng nước thoải mái mà chẳng cần phải đóng tiền. Còn chuyện cái bể nước chung ở khu phố, chẳng cần ăn trộm. Cứ gọi là dùng "tràn tunh mây" - tài sản xã hội chủ nghĩa. Nay mọi thứ dần được thiết lập quy củ hơn. Người ta lại...kẹp chì...cho các đồng hồ nước. Nước bị ăn cắp

Dân số thành thị tăng nhanh, đường xá không đáp ứng kịp tốc độ phát triển. Ai cũng vội vàng, chen nhau sao cho đảm bảo được việc riêng của mình. Thế là tắc đường, mất thời gian. Thời gian bị mất

Đến việc đi làm nơi công sở, cũng nhanh nhanh chóng chóng điểm danh, quẹt thẻ, báo danh bằng máy chấm công rồi chạy ra ngoài làm cốc trà đá, ly cà phê. Nếu có việc phải đi ra ngoài, thì lẩn một mạch tới hết giờ làm, khỏi quay lại văn phòng. Thời gian bị "đánh cắp"

2. Chúng ta đa phần đều cảm thấy "thỏa mãn" khi đánh cắp được những thứ như trên. Đó là của chùa - cha chung không ai khóc. Có hiểu biết hơn chút thì bảo: Đó là của Nhà nước. Chẳng phải của mình!

Nhưng thực, nhà nước ở đây là cái gì? Nếu đó không phải là bộ máy chúng ta thuê, và trả công bằng tiền thuế chúng ta đóng.

Chúng ta luôn kêu rằng, mình bị móc túi. Cố nhiên, bộ phận cán bộ quản lý (chúng ta thuê) tham nhũng, đó là những tên ăn cắp "tài sản" của chúng ta.

Nhưng ngoài họ ra, chính thực, chúng ta lại "ăn cắp" của chính mình. Người này ăn cắp được điện, kẻ kia ăn cắp được nước. kẻ thì phung phí thời gian. Thì hóa ra, chúng ta - người dân, đã vô tinh móc túi nhau.

Nên nếu gạt ra ngoài bộ phận công quyền ăn cắp của dân, thì chính chúng ta là thủ phạm.

Trong "vụ án" này, chúng ta vừa là nguyên đơn, vừa là bị đơn.

Nên nghĩ, trước khi trách bộ máy công quyền, chúng ta cần phải ý thức được: Tính tủm mủn, ăn cắp vặt chính là nguyên nhân khiến "túi tiền" của chúng ta "ngót" lại!

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Chuyên gia marketing

Nước Đất-Tai-Cờ nằm gần đất nước Thổ Nhĩ Kỳ (nơi nhà văn nổi tiếng Azit Nêxin sống). Lại kể chuyện công ty chuyên sản xuất thiết bị an ninh của Mỹ vừa sang bên đó tiếp thị máy phát hiện nói dối.

Chiếc máy phát hiện nói dối có cấu tạo với 4 cái đồng hồ. Một cái đồng hồ ta sẽ cắm vào rốn phạm nhân, cái thứ hai nối vào tim, cái thứ ba vào đầu, và cái thứ tư nối vào xương cụt. Ta biết rằng các phản ứng của con người được biểu hiện rõ nhất là ở bốn điểm đó.

Nếu phạm nhân khai không đúng, thì vùng rốn của y sẽ có mồ hôi toát ra và máy sẽ phát hiện được ngay lập tức, vì nó có khả năng phản ứng rất nhạy với đối với bất kỳ hiện tượng mồ hôi nào, dù rất ít và kín đáo, kể cả những trường hợp chảy mồ hôi mà mắt thường không thể quan sát được. Đồng thời kim của đồng hồ đo tim sẽ nhảy lên, kim máy đo não sẽ vạch ra một đườn vòng cung, còn chuông của máy nối với xương cụt sẽ reo khi phạm nhân bị kích thích mạnh. Bằng cách đó ta có thể kết luận một cách chính xác kẻ bị tình nghi có tội hay vô tội.

Sau khi thất bại trong việc tiếp thị sản phẩm này ở Thổ Nhĩ Kỳ, các nhân viên marketing của công ty sang nước Đất-Tai-Cờ làm việc với đại diện Bộ An Ninh. Sau nhiều ngày chờ đợi, đại diện hãng cũng gặp được đại diện của Bộ này.

- Chào ông. Rất vui được gặp ông. Hôm nay xin phép được giới thiệu với ông một số sản phẩm của hãng.

- Vâng. Chào ông. Ông có thể bắt đầu được rồi. - Đại diện Bộ đáp.

- Tôi biết hoàn cảnh 2 nước có nhiều điểm tương đồng. Công ty chúng tôi vừa thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ do một số đặc điểm xã hội của bên đó.

Giá sinh hoạt đắt đỏ, dân bên đó phải thắt bụng chặt quá, nên rốn của họ không thể toát mồ hôi được nữa. Dân chúng đã quá quen với ý nghĩ là bất cứ lúc nào cũng có thể được ăn bánh ô tô, tàu điện, hay thậm chí đang ngồi trên tàu, trên xe cũng có thể về chầu giời, vì đường xá vừa hẹp mà lại vừa xấu, nên chả còn cái gì có thể khiến họ sợ. Vì người ta nói dối nhau nhiều quá, nói dối nhau suốt ngày, vợ dối chồng, chồng dối vợ, người bán nói dối người mua, người mua đánh lừa người bán, người thuê nhà nói dối chủ nhà, rồi chủ nhà lại dối người thuê nhà, nghĩa là nói dối nhau tuốt tuồn tuột, người nọ lừa người kia, thành thử có nói dối thêm một lần nữa trước cái máy của ông thì họ cũng trơ ra...Còn cái xương cụt của họ thì khỏi cần nói! Cứ xô đẩy chen lấn nhau, đấm đá nhau túi bụi, cứ nhấp nha nhấp nhổm trên ghế băng các công sở để chờ xin việc hết ngày này sang ngày khác, nên xương cụt của họ đã mất hết cảm giác, không còn phản ứng gì nữa.

Vì thế, chúng tôi cũng muốn hỏi ý kiến ông về khả năng thành công của loại máy này tại nước ông?

Đại diện Bộ An Ninh đáp:

- Những điều trên cũng hoàn toàn giống ở đất nước chúng tôi. Vậy nên ông có thể giới thiệu ngay sản phẩm mới được rồi.

Đại diện Công ty đặt lên bàn một tập catalogue mới, và bắt đầu thuyết trình:

- Chúng tôi vừa mới phát minh ra 2 sản phẩm mới: MÁY PHÁT HIỆN TRỐN THUẾ và MÁY PHÓNG BAO CAO SU.

Nguyên lý rất đơn giản: Các ông chỉ cần đem 2 cái máy này đến bất kỳ nơi nào các ông muốn tìm ra Thủ phạm. Máy phát hiện trốn thuế sẽ kêu "tít tít" khi gặp hồ sơ sai phạm. Còn máy bắn bao cao su sẽ tìm đúng cái thùng rác gần nhất để phóng vào đó.

Người đại diện hãng nói tiếp:

- Cảnh sát quận Panacorigia bên Thổ Nhĩ Kỳ có nói với chúng tôi rằng: "Tìm thủ phạm với chúng tôi không khó. Cái khó là làm sao tìm được tội gán cho họ. Giá các ông phát minh được loại máy có thể giúp chúng tôi tìm ra cho mỗi thủ phạm, dù chỉ một tội gì đó, thì hay quá!"

Đó chính là lý do chúng tôi mang các sản phẩm này tới đất nước các ông tiếp thị, vì nghĩ 2 nước có nhiều điểm tương đồng.

Sau khi bàn bạc một lúc, đại diện Bộ An Ninh nước Đất-Tai-Cờ nói:

- Chúng tôi thấy sản phẩm của các ông rất tốt. Chúng ta sẽ ký hợp đồng cung cấp các sản phẩm này ngay trong tuần này.

Vậy là buổi giới thiệu sản phẩm đã thành công tốt đẹp.

Từ đó trở đi, tỉ lệ phạm tội tại nước này giảm hẳn!


Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Nhật ký Tuyết Tròn (3)

Lại kể, Tuyết Tròn vừa xong câu chuyện với Lừa Đầu Đàn về việc đàn gia súc đeo chuông ở cổ đi vòng quanh cột cờ ở sân. Nó lang thang đi về phía quả đồi, rồi chọn một gốc cây to và nằm. Nó thực sự khâm phục sự tài tình và sáng suốt của Lừa. Vì thực, để lãnh đạo đám gia súc với trí tuệ có hạn đó chẳng phải là dễ dàng gì. Nó thực hiểu vấn đề này khi cùng với Napoleon giáo huấn cho lũ gia súc bên trang trại lão Jones trước cuộc khởi nghĩa.

Nó nằm suy nghĩ rất lâu. Nếu thực, bọn gia súc khôn hơn một chút, hẳn cái công việc thường ngày chắc cũng sẽ đem lại năng suất cao hơn, đời sống sung túc hơn. Và hẳn, cái cối xay gió đã có thể hoàn thành trước khi những tai họa kia ập đến. Và Tuyết Tròn nghĩ tới cái việc giáo dục lũ gia súc, nhằm nâng cao nhận thức. Nó quyết tâm làm vậy. Trưa nó sẽ đến chỗ Lừa để nói ra kế hoạch của mình. Nó khoan khoái với cái viễn cảnh tốt đẹp đó, và ngủ quên mất lúc nào chẳng hay.

Khi mặt trời đứng bóng, nó mới tỉnh giấc. Nó chạy thẳng đến chỗ Lừa Đầu Đàn. Vừa vào đến cửa, nó thấy Lừa đang ngồi bên đĩa thức ăn ngon lành, vẫn còn đang bốc khói.

- Tôi có thể nói chuyện với anh một lát được không?

- Tất nhiên là được rồi. Anh vào đây ăn trưa với tôi luôn. - Lừa Đầu Đàn hồ hởi.

Tuyết Tròn đến và ngồi vào bàn ăn. Lừa mời nó ly rượu vang mới lấy từ trong hầm của Bà Chủ Lana. Sau khi cụng ly, Tuyết Tròn chậm rãi nói:

- Anh Lừa này, tôi có ý muốn bàn với anh chuyện Cải Cách Giáo dục và Đào tạo ở trang trại mình. Tôi thấy vấn đề này có ý nghĩa quan trọng lắm. - Tuyết Tròn vừa nói vừa liếc nhìn thái độ của Lừa.

- Anh cứ nói tiếp đi. Tôi cũng đang tính tới vấn đề này đây. Cũng cần phải đào tạo thêm cho các đồng chí của tôi để có thể nâng cao năng suất. Mùa đông cũng sắp đến rồi!

Tuyết Tròn phấn khởi vì ý kiến của nó được đánh giá cao. Nó nói tiếp:

- Tôi tính mở một số khu đào tạo kỹ năng làm việc cho đàn gia súc. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn mở thêm một trung tâm giáo dục Tri thức cho họ nữa.

- Tri thức là cái gì? - Lừa tròn mắt ngạc nhiên.

- À. Đó là những kiến thức về xã hội loài người. Đào tạo kỹ năng lao động là một phần thôi. Tôi muốn các đồng chí của anh học thêm tri thức của con người, để họ có đủ khả năng làm chủ cuộc sống, và tổ chức nó tốt hơn - Tuyết Tròn nhiệt tình giải thích.

- Ừm. Tôi hiểu rồi. Nhưng tôi muốn hỏi anh câu này được không?

- Vâng. Anh cứ hỏi - Tuyết Tròn đáp.

- Vậy sau khi các đồng chí của tôi tiếp cận tri thức của con người, họ không còn tin điều tôi nói nữa thì sao?

Tuyết Tròn chợt ngẩn ra, nó lúng túng với câu hỏi này.

- Ờ....ở....thì bản thân anh có nhận thức vượt trội hơn họ. Anh có uy tín, và công trạng đưa họ đến ngày hôm nay. Làm gì có chuyện họ không nghe lời anh.

Lừa Đầu Đàn nở nụ cười nham hiểm nơi khóe miệng, rồi hỏi Tuyết Tròn:

- Tôi hỏi anh nhé. Nếu anh chỉ ngồi không mà có thức ăn ngon, liệu anh có tự đày đọa bản thân thêm việc quản cái đám "lắm chữ" kia không?

Tuyết Tròn đáp:

- Tất nhiên là có thể có những khúc mắc. Nhưng đó là vì lợi ích của lũ súc vật chúng ta. Nếu không học tri thức của con người, thì làm sao chống lại được sự tái chiếm các trang trại này?

Lừa nghe xong bèn cười lớn:

- Đó là suy nghĩ của riêng anh. Còn tôi thì không lo xa đến thế. Tôi chỉ cần họ vâng lời. Còn khi nào con người quay trở lại, tôi sẽ lại sống tiếp cuộc đời súc vật. Thế thôi!

Tuyết Tròn nghe xong sững sờ, không biết phải nói gì hơn nữa.

Lừa biết nó buồn, bèn nâng cốc rượu lên và bảo:

- Anh không cần phải suy nghĩ nhiều thế đâu. Tôi hiểu lòng anh. Anh cứ ở đây chơi và hưởng vinh hoa phú quý. Nghĩ nhiều chi cho nhọc người.

Tuyết Tròn ngậm ngùi nâng ly rượu. Nó chợt hiểu rằng, súc vật mang tư tưởng cấp tiến như nó thật không dễ sống!

.........


Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

"Đặc ân" của bà Obama

Vừa sáng sớm dậy, lên mạng đọc thấy có bài nói về chuyện bà Michelle Obama tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ, Hoa Kỳ. Thôi thì, không bàn tới chuyện dân chủ Mỹ vì đó vốn là chuyện quá dài và phức tạp. Kỳ thực, chỉ muốn bàn tới 2 chữ "đặc ân" ở trong bài phát biểu này mà thôi:

"Trong vài năm qua, với tư cách là đệ nhất phu nhân, tôi có được đặc ân rất lớn là đi khắp đất nước này. Và tất cả những nơi tôi đã đi qua, những người mà tôi đã gặp, và những câu chuyện mà tôi đã nghe, tôi đã thấy được những điều tốt đẹp nhất về tinh thần nước Mỹ".

Tất nhiên, chuyện không có gì lớn cả, vì chỉ là gắng muốn luận ra cái ý của bà Obama mà thôi. Vì không có cơ hội phỏng vấn trực tiếp, hoặc giử thư hỏi bà về 2 chữ ấy.

Thực, nói về chuyện đi khắp nước Mỹ của Michelle. Rõ là, ở đất nước tự hào về nền dân chủ nhất thế giới, thì chẳng cần phải có được "đặc ân" để đi hết nước Mỹ. Vấn đề (có lẽ) chỉ cần có tiền (USD) và không nằm trong blacklist của các hãng hàng không là có thể đi lại thoải mái. Nếu có thời gian, bà có thể lựa chọn phương án đi ô tô hoặc xe bus.

Vậy rõ là, ý bà đang nhấn mạnh tới chuyện đi khắp nước Mỹ với tư cách là đệ nhất phu nhân. Như thế, đặc ân ở đây chính là: việc nhân dân Mỹ đã bầu cho chồng bà trở thành Tổng Thống; để bà được đi theo tiếp xúc với nhiều người; để bà không phải trả tiền cho những chuyến bay bằng phi cơ riêng của Tổng thống (được chi trả bằng tiền thuế của dân); để bà có cơ hội được nghe những điều tốt đẹp nhất về tinh thần nước Mỹ.

Nếu quả những suy luận này có lý, thì mình quả khâm phục bà vợ ông Tổng Thống Mỹ này. Bởi bà đã khẳng định rất rõ ràng, vợ các nguyên thủ quốc gia có thể ăn nói giỏi trước công chúng, chứ không chỉ biết mượn danh chồng làm ăn.

Cùng với đó, khẳng định thêm một điều rằng, chính việc "cọ xát" với công luận, dân chúng, các chính trị gia - tinh hoa của đất nước, có thêm cơ hội phát triển năng lực bản thân.

Đúng không nhỉ?

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Uy lực của Conan Doyle

1. Chuyện kể có một lần, Conan Doyle nhận được một bức thư gửi từ Brazil, trong thư nói: "Nếu có thể, tôi rất mong có được một tấm thiệp do ngài ký tên. Tôi muốn để nó trong phòng. Như thế, không những ngày nào tôi cũng được gặp ngài, mà nếu tên trộm bước vào, vừa nhìn thấy danh thiếp của ngài nó sẽ sợ chạy mất dép".

Thực thì, không biết có tên trộm nào sợ chạy mấy dép hay không, nhưng hẳn có khá nhiều người đã từng nghĩ sẽ viết những bức thư kiểu như vậy. Nhất là ở những nơi, quan trên rủ bóng mát tới đâu thì có người được che tới đó.

2. Bữa trước, vừa bàn chuyện doanh nghiệp xăng dầu hút máu như đám rận, nay thì đã thấy báo chí phanh phui, điểm mặt chỉ tên từng "anh hào".

"Thống kê của Tổng cục cho thấy, tính từ năm 2009 đến hết tháng 6/2012, các DN đã tạm nhập gần 10 triệu tấn xăng dầu nhưng lại chỉ tái xuất có hơn 8 triệu tấn. Số xăng dầu tạm nhập mà không tái xuất còn tồn tới hơn 1,98 triệu tấn, giá trị 1,4 tỷ USD. Điều đáng nói là, hiện tượng tạm nhập ồ ạt nhưng tái xuất nhỏ giọt hoặc thậm chí, không tái xuất như đăng ký ban đầu là một xu hướng phổ biến ở hầu hết các DN đầu mối. Năm sau, hàng tạm nhập mà không tái xuất ở mỗi DN lại gia tăng mạnh so với năm trước".

Theo như bài báo của Vietnamnet, thì hiện tượng này đã xảy ra đã được....3 năm rồi, nhưng nay mới bị phát hiện. Chẳng cần phải bàn dài dòng, về mặt luật pháp, các doanh nghiệp này mắc tội TRỐN THUẾ. Doanh nghiệp thực hiện thủ đoạn này chắc chắn biết mình phạm tội, nhưng tại sao vẫn làm?

Hay bởi họ đã có tấm thiệp của ngài.....Conan Doyle?

3. Chuyện phiếm chút thế này. Mình có vài lần đến nhà mấy "ông anh" làm kinh doanh. Người thì buôn thép, người làm BĐS, người thì buôn ô tô. Họ có đặc điểm chung là....TREO ẢNH. Đó là ảnh của ông Chủ tịch X, Tổng thư ký hội Y, Phó Tổng Giám đốc đài Z. Chẳng biết các bác trong ảnh có được chi không, nhưng rõ cái ảnh trên tường phải có tác dụng gì đó, thì người ta mới treo như thế.

Vợ mình tối qua hỏi:  

- Vợ nuôi chồng thêm 10 năm nữa không biết có trở thành cái gì không?

 - Thành cái gì là sao?

- Nghĩa là 10 năm nữa có thân được với ông quan chức nào để nhờ vả ấy!

Nghe xong, thấy ngậm ngùi. Chẳng biết phải trả lời làm sao. Hay ngày mai, mình viết thư cho Conan Doyle để xin 1 tấm thiệp để ở nhà nhỉ?



Câu chuyện về Charlie

Nghịch cảnh thường thể hiện nhân tài; trong khi thịnh vượng lại che giấu nó (Adversity is wont to reveal genius, prosperity to hide it.) Horace
Một thú vui của tôi trong thời gian rãnh rổi giữa các cuộc họp khi đi công tác là gặp các doanh gia Việt để tìm hiểu thêm về con người họ: yếu tố thành công hay thất bại, môi trường kinh doanh và những trải nghiệm thú vị. Kỳ về Mỹ vừa qua, một bạn trẻ giới thiệu tôi với một đại gia Việt kiều khá thành công và nổi tiếng trong cộng đồng: anh Charlie Tôn Quý.
Sáng tạo để vượt khó
Anh Quý là một thuyền nhân đến Mỹ một mình năm 14 tuổi và cư ngụ tại bang Louisiana từ 1986. Vừa đi học vừa đi làm anh tốt nghiệp kỹ sư hóa học tại LSU và lập gia đình vào giữa thập niên 1990s. Vợ anh kinh doanh tiệm nail ở đây nên anh không đi làm mà mở một tiệm cung cấp linh kiện và hóa chất cho các tiêm nails khác.
Cuộc sống tạm ổn định cho đến khi anh quan sát khách hàng thăm viếng chuỗi siêu thị Wal Mart (có hơn 70% là phụ nữ) và nẩy ra ý tưởng xin Wal Mart cho phép anh mở các tiệm nails ngay trong khu thương mại của họ. Phải mất hơn 2 năm để thuyết phục Wall Mart và cho đến năm nay, các cửa hàng Regal Nails làm theo phương thức “nhượng quyền” (franchise) đã lên đến con số hơn 1,100 tiệm. Tại California, người Việt làm chủ đến 80% các tiệm nails và tỷ lệ cho toàn quốc là 44%.
Con số thực của đại gia thực
Vì là công ty tư nhân nên Regal Nails không thông báo số liệu tài chánh. Nhưng nếu tính mỗi tiệm nail có doanh thu trung bình là 34,000 đô la một tháng (theo tạp chí Nails), thì đế chế Regal Nails của anh Quý có doanh thu hàng năm khoảng 450 triệu đô la. Mức lời của công ty dịch vụ thường cao gấp đôi công ty sản xuất nên nếu Regal Nails niêm yết trên sàn HOSE, đây sẽ là một cổ phiếu blue chip “hot” nhất vì lý do thứ hai: Regal Nails gần như không có nợ.
Trước khi gặp anh, tôi đã ấn tượng với thành quả và con số. Sau khi gặp anh, tôi hưng phấn và lạc quan hơn vể thế hệ doanh nhân trẻ của chúng ta. Ngoài mái tóc bềnh bồng dải như một hippie thời 60s, vị đại gia 41 tuổi này trông thật bình dị và dễ thương với chiếc áo thun trắng và chiếc quần jean đã bạc mầu.
Để tiện việc, tôi đến gặp anh một buổi trưa hè khá mát ở khu Wal Mart mới xây tại Foothill Ranch, California. Anh Quý đang khởi công xây dựng một chuỗi tiệm nail và spa cao cấp lấy tên là Isis. Đây là tiệm đầu tiên và kế hoạch là sẽ hoàn tất thêm 5 tiệm trước cuối năm, kể cả 2 tiệm ở Australia. Tôi ái ngại nhìn anh đầu tắt mặt tối với đám nhân công xây dựng, bò ra dưới sàn giúp họ từng vít nối để bảo đảm an toàn cho các kệ tủ; rồi quay qua làm việc với nhóm IT về hệ thống vận hành và khuyến mãi gắn trên mỗi Ipad cho từng khách hàng; sau dó chỉ dẫn nhóm quay phim về cuốn video huấn luyện nhân viên. Và trăm công việc khác, qua phone hay qua Emails.
Góc nhìn sâu hơn
Sau 1 tiếng, anh chở tôi ra một tiệm phở gần đó để anh em có không gian riêng tâm sự. Giống tôi, anh thuê một chiếc xe Nissan cỡ nhỏ và tự lái như một nhân viên trung cấp. Không gì để thể hiện và khoe khoang. Câu chuyện giữa hai người cũng bộc trực, thành thực và đi ngay vào các vấn đề anh đang trực diện và nhờ tư vấn. Anh không nói gì đến thành quả đã đạt được mà chỉ về những mục tiêu phải đạt đến trong 1 năm, 5 năm và 10 năm. Anh cũng cho thấy một người đàn ông yêu vợ con và gia đình, không thích nhậu nhẹt hay lăng nhăng. Tôi nói ở điểm này anh giỏi hơn tôi nhiều vì khoảng tuổi anh, hồi xưa tôi cũng thích “nổ” và “hư hỏng” lắm. Anh cười hiền, nói không có thì giờ.
Tôi hỏi anh có làm ăn gì ở Việt Nam? Anh chỉ về nước một lần, được vài ngày, muốn tìm đối tác để gia công cho họ vài linh kiện cho nhà máy của anh bên Mỹ, nhưng lối làm việc và cách giao tiếp của họ không phù hợp lắm với nhu cầu về chất lượng và tiếp liệu. Anh cũng nói là anh có gặp vài quan chức và họ làm anh “sợ”.
Ba công thức của thành công
Tôi hỏi điều anh quan tâm nhất trong kinh doanh là gì? Anh nói “sự thỏa mãn của khách hàng”. Anh chứng tỏ điều này khi lăn ra đất để đo độ mềm của chỗ để chân, thử đi thử lại menu của Ipad (gắn trên ghế ngồi khi khách đợi hay ngồi cho thợ làm), chọn chương trình các video trên màn ảnh siêu phẳng để khách thưởng thức, loại rượu vang hay sâm banh mời khách khi họ bước vào tiệm, độ nóng chiếc khăn ấp mặt, những loại hóa chất hữu cơ và thân thiện môi trường đang được nghiên cứu….
Điều quan tâm thứ hai của anh là “đội ngũ nhân viên”. Bao quanh anh là nhóm quản lý, toàn người trẻ, tốt nghiệp đại học, chuyên sâu về IT, năng động sáng tạo và được huấn luyện ít nhất 6 tháng về nghệ thuật làm thỏa mãn khách hàng và xử lý các tình thế khó khăn.
Điều quan tâm thứ ba của anh là làm sao tiếp tục xây dựng và “bảo tồn hai thương hiệu” Regal và Isis để giữ vững vị thế trên một thị trường rất cạnh tranh. Muốn bám trụ, phải đi trước thiên hạ vài năm qua sản phẩm “xanh”, qua tiếp thị mạng xã hội, qua phần mềm quản lý, qua huấn luyện và đào tạo. Anh cho biết kỹ nghệ nail tại Mỹ đạt 6 tỷ đô la năm rồi và khoảng 1.5 tỷ đô la tại Âu và Úc. Trong 10 năm tới, anh muốn nắm 20% thị phần.
Con đường trước mặt
Tôi nói với anh về những thất bại của mình trong quá khứ. Anh kể lại những khó khăn chật vật khi đến Mỹ với hai bàn tay trắng. Sự cố gắng tột cùng để nhoi lên từ vũng bùn là mẫu số chung của hai đứa. Tôi tin là anh còn tiến xa hơn nữa vì ngọn lửa trong anh vẫn bùng cháy, ham muốn học hỏi cầu tiến vẫn đầy ắp; và tuổi trẻ, môi trường cùng đạo đức kinh doanh của anh sẽ là vũ khí vô cùng bén nhọn.
Trong những năm tháng bôn ba, tôi gặp rất nhiều nhân vật cũng như đã nếm thử đủ loại ẩm thực của thế giới. Từ những món trông thật đẹp mắt nhưng ăn vào là muốn ọe ra, đến những món coi tầm thường mà vô cùng ngọt ngào. Charlie Tôn Quý là một bữa cơm quê hương thật giản dị nhưng quá tốt cho một ngày hè nóng nực.
Một tự hào đúng nghĩa của dân tộc.

Nguồn: Blog Alan Phan