Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Đọc Trần Đức Thảo, nghĩ về Tank man

Trong Sự Hình Thành của Con Người [La Formation de l’Homme - 1986], lùi xa hơn nữa vào quá khứ so với loạt bài của thời 1966-1973, Trần Đức Thảo nhìn thấy nguồn gốc của động tác chỉ dẫn ở sự trỏ vào mảnh đá vỡ.

"Mảnh vỡ tồn tại tự thân trong hòn đá tự nhiên. Nhưng cú đập đã rút nó ra từ thiên nhiên và đặt nó đấy như là vật tự thân tồn tại cho các chủ thể hiện diện, bởi vì qua sự rơi xuống nằm dưới đất ấy, mảnh đá được trỏ cho cả tập thể những người lao động trông thấy. Và chính vận động chuyển đổi từ vật tự thân thành vật cho ta này, qua trung gian tượng trưng của dấu hiệu chỉ dẫn, đã được lặp lại vô tận sau đó trong suốt quá trình phát triển của lao động, ngôn ngữ và ý thức" (Triết lý của Trần Đức Thảo đã đi đến đâu? - Phạm Trong Luật)

Chắc nhiều người đữa từng được xem, hoặc nghe, câu chuyện về người đàn ông chắn chiếc xe tăng ở Quảng trường Thiên An Môn. Đến giờ phút này, tên tuổi và sự sống của anh vẫn còn là một ẩn số với nhiều giả thiết được đặt ra.

Khi đọc xong những dòng trên của triết gia Trần Đức Thảo, có cảm giác anh như cái "hòn đá tự nhiên" ấy. Hình ảnh của anh đã "trỏ" cho cả tập thể những người khác trông thấy. Qua trung gian tượng trưng của các dấu hiệu chỉ dẫn (tương tác giữa anh và phần còn lại của thế giới), tạo nên một hình ảnh biểu trưng cho sự đấu tranh chống lại hệ thống mang nặng tính đàn áp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét