Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Thời gian là gì?

Thời gian là gì?

Chắc chắn rằng mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau về thời gian, mong các bạn chia sẻ nó với mọi người.

1. Khái niệm

Thời gian là 1 bí ẩn đối với con người, Thời gian là gì thì thánh Augustin ở thế kỷ IV đã nói: "Nếu không có ai hỏi ta điều đó thì ta biết nó là gì, nhưng nếu có người hỏi ta và ta cố giải thích thì lúc đó ta sẽ không biết nó là gì nữa"

Vậy thì từ bản chất thời gian là gì?

2. Tính tương đối của thời gian

Thời gian nghĩa khác nhau trong từng giai đoạn của lịch sử:

-   Thời thượng cổ, nếp sống mộc mạc đơn sơ thì thời gian được tính theo sự vận hành của mặt trời và mặt trăng.

-   Thời nay thì con người đang vội vã sống trong 1 thế giới hiện đại , thời gian được tính theo đồng hồ chính xác,  tạo ra những phương tiện đo đến 1 phần triệu và 1 phần tỉ của 1 giây đồng hồ. Con người luôn sống vội vã trong từng giây, từng phút.

-   Thời gian cũng mang tính tương đối, với nông dân cày ruộng thì thời gian được tính theo chu kì của mặt trăng, đối với nhà kinh doanh thì thời gian là tiền bạc, tiền bạc là vua, đối với các nhà khoa học thì thời gian lại thay đổi theo vận tốc, đối với bác sĩ thì thời gian là từng giây phút cho việc cứu lấy mạng sống con người, đối với Thiền sư, khi ngồi thiền thì thời gian sẽ dừng lại, và ko tồn tại vì khi tư tưởng ngưng đọng thì thời gian sẽ biến mất, lúc đó ko còn sự so sánh giây phút trước với giây phút sau đó…..trong bài Vật bất thiên của Triệu Luận, một có những đoạn liên hệ đến vấn đề hữu thể và thời gian như sau:

“Sự sanh tử luân hồi, mùa đông mùa hè thay phiên biến đổi, hình như có vật lưu động, ấy là sự hiểu biết của người thường, nhưng tôi thời nói chẳng phải vậy. Tại sao? Kinh Phóng Quang Bát Nhã có nói: “Các pháp chẳng có khứ lai, chẳng có pháp nào động chuyển cả.” ( nghĩa là ko có thời gian).

3. Mối tương quan giữa thời gian và hữu thể tồn tại

Heidegger tác giả quyển  “ hữu thể với thời gian” (1927) trong đó ông cho rằng:

Giữa thời gian và sự tồn tại có quan hệ lẫn nhau vì  tồn tại người là một hiện hữu ý thức được sự hiện hữu của chính mình, tức là có khả năng nhận thức, khả năng tự hỏi về vấn đề hiện hữu. Tồn tại không phải là các sự vật và nó cũng khác hiện hữu. Tồn tại người là nền tảng, là nguồn gốc của toàn bộ hiện hữu.

4. Các loại thời gian

Thời gian là 1 phạm trù triết học, theo sự phát triển của các ngành khoa học khác nhau thì thời gian cũng có khái niệm khác nhau như, thời gian tâm lý ( triết học), thời gian sinh lý ( sinh lý học), thời gian thiên văn (Thiên văn học), thời gian địa chất ( Khảo cổ học), sự tiến bộ của khoa học làm cho quan niệm về thời gian thêm đa dạng và chính xác.

a. Thời gian tâm lý thì chủ quan, khi anh ngồi gần 1 cô gái đẹp thì thời gian trôi qua rất nhanh, nhưng khi a ở tù thì thời gian là vô tận ( nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại).

Trong tác phẩm "Thời gian có hay không? " một đạo sư của thế kỷ 20- Krishnamurti, trong khi trao đổi với nhà vật lý lượng tử David Bohm đã phát biểu: "Cái trở thành là cái tệ hại nhất, đó là thời gian, đó là nguồn gốc đích thực của xung đột" và ông đã lên án rằng. Thời gian tâm lý là xung đột, rằng thời gian là kẻ thù con người?

b. Thời gian sinh lý thì ko đồng đều, có người già trước tuổi, có người trẻ so với tuổi tác, có người tuổi cao mà tâm hồn vẫn còn trẻ.

Sinh lý học cho rằng thời gian phản ánh các đặc tính liên hệ với môi trường, khái niệm này được mô tả bằng đồng hồ sinh học, các sinh vật và động vật có khả năng đo thời gian, tiến trình sống của chúng được định bởi các nhịp hàng ngày, theo mùa, theo chu kì sinh học.

Người ta có thể chứng minh rằng trong các sinh vật nhịp sinh học của chúng được định bởi các sự biến đổi có nhịp của môi trường địa chất ( nhà thực vật học Linne đã làm 1 “đồng hồ hoa”, ông trồng nhiều bồn hoa, mỗi bồn một loài nở vào 1 giờ trong ngày, tiến sỉ Douglass đã nghiên cứu các vòng tăng trưởng hàng năm của những cây thông vàng ở Arizona (USA) và nhận thấy các tế bào gỗ sinh vào mùa xuân và đầu mùa hạ, lúc có mưa thì lớn và tròn, bao bọc bởi 1 vách mỏng có màu nhạt, sinh ra lúc giữa hạ sang thu thì ngày càng nhỏ và dẹt).

Douglass ko phải là 1 nhà thực vật mà là 1 nhà thiên văn học, ông nhận thấy các vết đen trên mặt trời theo chu kì hoạt động 11 năm của chúng có liên quan sự phát triển của cây cối trên địa cầu, nó đã để lại dấu hiệu trên cây cối, các vòng trên cây đã cho biết độ tuổi của cây. Khám phá này của ông được dùng làm phương pháp đo thời gian rất có ích cho khảo cổ học.

d. Thời gian địa chất, thiên văn được xác định chính xác theo các phương pháp định vị khoa học

Trong thời gian đo địa chất người ta nối liền thời gian với các tiến trình diễn ra bên trong đất đá và hóa thạch, đồng hồ được dùng ở đây là quá trình biến đổi phóng xạ của các nguyên tố hóa học như uranium 238, carbon 14, kalium 40…..

Sau 1 thời gian nhất định gọi là “nửa đời” thì số lượng nguyên tử phóng xạ ban đầu giảm đi 1 nửa và cứ tiếp tục như thế, nửa đời của carbon 14 là 5570 năm, của uranium 238 là 4,5 tỉ năm

e.  Trong vật lý học thời gian được nối liền với 1 đặc tính nguyên tử, ví dụ như phân tử ammoniac NH3 có cấu trúc hình tháp với 3 nguyên tử H ở đáy và 1 nguyên tử N ở đỉnh, nhưng còn có 1 nguyên tử N’ đối xứng với nguyên tử N qua mặt phẳng HHH, nguyên tử N có thể dao động giữa 2 vị trí cân bằng ấy theo 1 chu kì xác định 23,87 tỉ lần trong 1 giây. Đồng hồ nguyên tử đầu tiên dựa trên nguyên lý này ra đời vào năm 1948.

Kể từ 1967, đơn vị thời gian 1 giây ko còn nối liền với chu kỳ quay của trái đất quanh trục của nó do trái đất quay ko đều và chậm dần dưới ảnh hưởng của triều lực mặt trăng, nó phải được tính theo chu kì bức xạ của nguyên tử cesium, chu kì này ko bao giờ thay đổi luôn có tần số 9 192 631 770 Hz. Hiện nay, các thành tựu của quang học lượng tử đã nâng độ chính xác trong phép đo thời gian lên mức 0,000.000.000.000.1 giây đáp ứng yêu cầu của tất cả các ngành khoa học.

Sự chuyển động làm giãn nở thời gian

Vật lý học chứng minh rằng, khi 1 đồng hồ đặt trong 1 con tàu vũ trụ thì vận tốc v của con tàu càng cao thì đồng hồ chuyển động chạy châm nhiều so với đồng hồ đứng yên

f.  Thời gian theo nhận thức Phật giáo

Theo nhận thức Phật giáo, thuyết cấu trúc tiêu tán là một thuyết về tánh khởi tức y tánh duyên khởi, “pháp trụ pháp vị”. Tại một điểm trong một xứ và một thời nhất định, các cấu trúc lưu xuất từ pháp giới và tồn tại bền vững xa vị trí cân bằng được bởi vì chúng cùng biến chuyển lưu chú và hỗ tương giao thiệp với những luồng năng lượng và vật chất trong pháp giới. Quả là một nghịch lý khi cấu trúc hiện hữu như một cá thể độc lập riêng biệt mà không hẳn riêng biệt vì thật ra là pháp giới tính trùng trùng duyên khởi. Trong pháp giới tính trùng trùng duyên khởi, một hữu thể đối đãi hiện ra các hữu thể, các hữu thể đối đãi hiện ra một hữu thể. Về mặt pháp tướng, mỗi một hữu thể cá biệt tự giữ được tánh riêng, làm đối tượng cho sự nhận thức biết nó là nó. Về mặt pháp tánh, thật tướng của hữu thể là Không, không có giới hạn, không có phần vị sai biệt.

Như vậy, mỗi hữu thể là biểu hiện của lý hỗ tức (mutual identity) và lý hỗ nhập (mutual penetration). “Hỗ tức” hay “Tất cả là Một, Một là Tất cả” phô diễn ý nghĩa của câu “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” trong Tâm kinh. “Hỗ nhập” tương ứng với nguyên lý duyên khởi theo đó không có sự vật nào hiện hữu độc lập, có sẵn định tánh nơi bản thể của nó, và mọi vật đồng thời hiện khởi, nương tựa lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, cái này không chướng ngại sự hiện hữu và hoạt động của những cái kia. Nói tắt, “hỗ nhập” là đồng thời câu khởi, đồng thời hỗ nhiếp, và đồng thời hỗ dung.

Cũng cần nhắc lại rằng vũ trụ với tất cả hữu thể chỉ là hình chiếu của thực tại chân như trong một khung không thời gian do phân biệt vọng tưởng tạo ra. Theo Duy thức, vũ trụ là do thức biến. Vạn pháp do thức mà sanh.

Như vậy theo quan điểm này thì thời gian ko có thực, đều do vọng tưởng của con người mà có. Khi ngồi thiền dứt mọi vọng niệm, đạt đến cảnh giới cao thì thời gian sẽ biến mất.

5. Kết luận

Qua các phân tích trên có thể kết luận rằng, khi hữu thể ý thức được mình tồn tại thì có rất nhiều loại thời gian được mô tả theo ý thức của người đó và tùy theo nhu cầu và trạng thái của người đó mà thời gian sẽ được định dạng, anh ta đang hạnh phúc thì thời gian sẽ trôi qua rất nhanh, anh ta đang đau khổ thì thời gian sẽ là vô tận. Anh ta là 1 nhà khoa học đang định tuổi của 1 vật thì thời gian địa chất sẽ xuất hiện…..

Khi anh ta ngồi Thiền thì kể từ lúc anh xuất tứ thiền để đi vào các trạng thái thiền định cao hơn (Hư không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ thiền, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Diệt thọ tưởng) thì thời gian với anh ta sẽ di chuyển chậm lại, và khi đạt đến trạng thái thiền thứ 9 – diệt thọ tưởng thì thời gian hoàn toàn biến mất.


Tài liệu tham khảo

1. Thời gian là gì? Trần Tân Mỹ  ( Khoa học và phổ thông 191-1983)
2. Hữu thể và thời gian Martin Heidegger
3. Thời gian có hay không Krishnamurti
4. Ý nghĩa thời gian đau khổ và sự chết Krishnamurti
5. Vật bất thiên -Tăng Triệu, Thích Duy Lực dịch

Nguồn: sachxua.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét