Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Câu chuyện đạo đức

Vừa mới rồi, bên mình có tổ chức cho một đơn vị đi thăm quan ở Sapa. Và thuê hướng dẫn viên ở địa phương để đảm bảo chắc chắn sự am hiểu đó mang lại sự thoải mái cho toàn bộ đoàn.

Sau ngày đầu tiên, mọi người trong đoàn đánh giá anh là người rất nhiệt tình, feedback trở lại cho công ty tốt. Những tưởng mọi chuyện rất suôn sẻ, thì hôm nay mình nhận được tin không vui.

Trưởng đoàn gọi điện nói riêng cho mình là, hướng dẫn viên đã có một số "động tác" không hề đẹp chút nào. Anh ta báo giá dịch vụ xe điện gấp đôi. Trước đó, hướng dẫn viên đã khéo léo vận động mọi người bỏ nhà hàng (đã đặt trước) để ra bên ngoài ăn, để có được thêm phần trích % từ nhà hàng. Khi được nhờ hỏi giá cá hồi, anh ta đã báo giá cao gấp đôi thực tế.

Tất nhiên, nếu theo quan điểm "ngu thì chết chứ bệnh hoạn gì", chắc chẳng có chi phải bàn thêm nữa. Nhưng thực, trên quan điểm đạo đức, rõ ràng có rất nhiều hệ lụy đằng sao những hành động như thế.

Uy tín của công ty mình bị giảm sút, thương hiệu cá nhân bị mất, du lịch Sapa bị mang tiếng xấu. Và quan trọng hơn cả, đó chính là niềm tin giữa con người với con người dần bị mai một.

Bây giờ, hai chữ "đạo đức" có lẽ thực quá xa xỉ chăng? Vẫn nhớ rõ, trong nhà trường người ta vẫn giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải. Nhưng thực, cứ ra ngoài thấy chuyện thì chẳng mấy ai tin vào cái hiệu quả của việc giáo dục con người hay sao ấy!

Có lẽ, Tổng cục Du lịch cũng nên phát động phong trào "Hướng dẫn viên học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Buồn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét