Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Đông-Tây: Immanuel Kant và Phật giáo (bàn về đạo đức)

Đông và Tây luôn tồn tại nhiều điểm bất tương đồng về văn hóa. Tuy nhiên, trên góc độ tư tưởng vẫn có thể tìm thấy những điểm tương đồng. Bởi xét đến cùng, tư tưởng của cả 2 Phương đều phản ánh thế giới khách quan - một thế giới chung.

Nhiều người đánh giá, vấn đề về đạo đức mà Kant đề ra thực khắt khe, và đôi khi khó có thể vươn tới được sự thực hành đầy đủ. Nhưng dù thế nào đi nữa, việc xem xét kỹ càng dưới nhiều góc độ đều thực có ích lợi. Vì những nhà tư tưởng như họ chỉ mang cho chúng ta tấm bè để vượt qua sông.

BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC

Theo Kant, giá trị đạo đức của hành động không tính đến hâuh quả của hành động, mà nằm trong ý định của hành động. Điều quan trọng là làm việc đúng vì nó đúng, chứ không vì một số động cơ không nói ra.

Kant viết: "Một ý định tốt không phải do những gì nó tác động hay thực hiện. Nó tốt trong chính bản thân nó, cho dù nó có thành công hay không. Ngay cả nếu ý dịnh này hoàn toàn thiếu quyền năng để đạt đến mực đích; nếu đã nỗ lực tối đa mà vẫn không thực hiện được bất kỳ điều gì cả...thì nó vẫn sẽ tỏa sáng như một viên ngọc quý vì chính bản thân nó đã có giá trị đầy đủ".

Nếu hành động theo một số động cơ khác hơn là nghĩa vụ, ví dụ như tư lợi, thì hành động của chúng ta sẽ thiếu giá trị đạo đức.

Chính vì thế, Từ bi và Vị tha "đáng khen ngợi và động viên, nhưng không đáng kính".

Phật giáo lấy tâm từ bi làm chính. Nhưng thực, cũng có nói tới chuyện động cơ của hành động. Đó chính là Vô duyên từ - nghĩa là lòng từ không có duyên cớ. 

Chúng ta hiện nay lòng từ sanh ra đều có duyên cớ. Tỉ dụ hôm nay có một huynh đệ thấy mình thiếu thức ăn, họ đem qua cho mình một đĩa thức ăn, ngày mai mình thấy huynh đệ đó thiếu thức ăn, nếu mình có thì mình đem cho lại, như vậy lòng từ giúp đỡ nhau đó có duyên cớ chớ đâu phải không duyên cớ. Cả khi những người tật nguyền đến xin mình, có khi mình cũng giúp với lòng không có niệm gì hết, nhưng nhiều khi giúp họ mà mình nghĩ là bố thí cho có phước. Nói có phước tức là một lối bỏ ống chớ gì, như vậy cũng là có duyên cớ... 

Chúng ta vì thấy có người có mình nên làm gì cũng qui về bản ngã, hoặc là bản ngã hưởng ngay bây giờ hoặc mai sau hưởng, nên việc làm có duyên cớ, lòng từ có duyên cớ.... Còn chúng ta hiện nay lòng từ tuy có, nhưng cũng còn mưu toan tính toán hoặc ít hoặc nhiều. Người đời thường nói: thấy phơi lúa mới cho mượn gạo, nếu như không thấy họ phơi lúa thì không muốn cho mượn gạo… (Trích bài giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ)

"Chúng ta giúp nhau phần nhiều là thấy người kia có thể giúp lại mình việc gì mai sau, như thế đều là những việc có tính toán cả, tâm đó chưa phải bình đẳng, chưa phải là cứu kính". 

Nói thế để thấy, dù Đông hay Tây đều hướng con người tới giá trị đạo đức!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét